Xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch nằm ngoài khu vực đê sông Lô và đê sông Phó Đáy, nên khi mực nước sông Lô và sông Phó Đáy dâng cao đã làm nhiều khu dân cư tại đây bị ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Hồi 16 giờ 00 phút ngày 10/9/2024, mực nước trên sông Hồng tại trạm đo thủy văn Đại Định đã lên tới: +13,45m, vượt mức Báo động I là 0,05m và có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu dồn về.
Do ảnh hưởng của bão số 3, nước trên sông Hồng đang ở mức báo động 1 và tiếp tục dâng cao. Tại xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, nhiều diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng, nhà cửa bị ngập sâu trong nước.
Trước diễn biến mực nước sông Phó Đáy liên tiếp dâng cao, ngay trong đêm 9/9, một số địa phương trên địa bàn huyện Tam Dương đã khẩn trương di dời người dân, tài sản, triển khai phương án đối phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Sáng 10/9, đồng chí Trần Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kiểm tra thực tế công tác ứng phó với lũ lụt tại huyện Lập Thạch.
Gần 100 hộ dân sinh sống tại 6/12 thôn trên địa bàn xã Bồ Lý huyện Tam Đảo đã huy động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với nước sông Phó Đáy dâng cao.
Từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, do ảnh của hoàn lưu sau bão gây ra mưa lớn trên diện rộng, cộng với việc xả lũ từ đầu nguồn đã khiến nước tại các sông trên địa bàn tỉnh dâng cao, nhiều địa phương đã bị ngập sâu trong nước. Hiện chính quyền và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương đang hỗ trợ di dời khẩn cấp các hộ dân bị ngập đến nơi an toàn.
Tại cầu Phú Hậu trên địa bàn xã Sơn Đôn, huyện Lập Thạch nối với xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường) ngập sâu từ Km số 7+0 đến km 9+0 của đường tỉnh 305C.
Sáng 9/9, Huyện ủy Sông Lô tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.