Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có bởi dịch bệnh COVID-19, song sản xuất công nghiệp, xuất khẩu vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với năm 2020.
Bộ Công Thương cho rằng các biện pháp phòng chống dịch mà Quảng Tây (Trung Quốc) đang áp dụng như tạm dừng hoạt động cửa khẩu hay tạm dừng nhập khẩu một số chủng loại trái cây là quá mức cần thiết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu, khả năng xuất khẩu vào Mỹ thì phối hợp với các đơn vị kiểm dịch thực vật hoàn tất các hồ sơ để sớm xuất khẩu trái bưởi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị thiết lập vùng đệm đối với hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để kiểm soát chặt chẽ tình hình COVID-19 tại khu vực vùng đệm, tránh "đóng biên tức thời."
Trước tình trạng xe chở nông sản ùn ứ tại khu vực cửa ngõ Lạng Sơn khiến nhiều lô hàng sắp hết thời hạn bảo quản, các lái xe phải vận chuyển hàng hóa về nội địa để tìm hướng tiêu thụ.
Sau khi Trung Quốc có động thái tạm ngưng nhập khẩu thanh long, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mặt hàng này đã quay đầu giảm giá mạnh, chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi mức giá để nông dân hòa vốn phải 7.000-8.000 đồng/kg.
Ngành nông nghiệp trong năm 2021 đạt nhiều thành tựu nổi bật như giá trị gia tăng toàn ngành tăng 2,85-2,9%, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 48,6 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã điện đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Giang Hạo để trao đổi về phương hướng, biện pháp thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu biên giới hai nước.
Trung Quốc siết chặt biên giới để phòng dịch Covid-19, khiến hàng nghìn xe vận chuyển hoa quả bị ùn ứ tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Để gỡ vốn, những lời kêu gọi "giải cứu" nông sản lại rộ lên.
"Chính sách của Trung Quốc là Zero Covid nên phương thức vận chuyển bằng đường sắt là thuận lợi nhất", ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó cục trưởng Hải quan Lạng Sơn nhận định.