Theo phóng viên TTXVN tại Canada, cuộc tuần hành tại Canada chống phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á diễn ra sau vụ xả súng ở Atlanta (Mỹ) khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.
Hãng tin Myanmar Now cho biết, đã có ít nhất 114 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối quân đội tiếp quản quyền lực tại Myanmar vào hôm qua (27/3), ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc chính biến hôm 1/2.
Hôm qua (27/03), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lệnh trừng phạt mới đối với các cá nhân, thực thể của Mỹ và Canada để đáp trả lệnh trừng phạt trước đó của hai quốc gia này nhằm vào Trung Quốc.
Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (38.638.419 ca). Với 35.486.377 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 27.678.437 ca và Nam Mỹ với 20.576.932 ca. Châu Phi (4.191.428 ca) và châu Đại Dương (55.557 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Séc gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 11/4. Các biện pháp hạn chế hiện nay sẽ tiếp tục được được duy trì tuy nhiên một số biện pháp sẽ được nới lỏng vào lễ phục sinh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định hôm 25/3 rằng sẽ ngăn Trung Quốc trở thành quốc gia "dẫn đầu" và "giàu nhất thế giới" bằng cách tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các đồng minh và tăng cường đầu tư vào công nghệ.
Trung Quốc thông báo ban bố lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể của Anh nhằm trả đũa động thái tương tự của London vài ngày trước đó liên quan tới vấn đề Tân Cương.
Theo thống kê của Worldometers, tính đến 7 giờ ngày 26-3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 126.033.732 ca mắc và 2.766.299 ca tử vong sau khi 607.586 ca mắc và 9.994 ca tử vong được phát hiện trong 24 giờ qua.
Ngoại trưởng Trung Quốc tuần này có chuyến thăm tới một loạt quốc gia ở khu vực Trung Đông, giữa lúc căng thẳng với Mỹ, Australia, Ấn Độ và hàng loạt quốc gia ở châu Âu leo thang.
Mỹ đang lên kế hoạch áp lệnh trừng phạt với hai tập đoàn quân đội Myanmar nhằm gây sức ép với chính quyền quân sự tại quốc gia Đông Nam Á này.