Đài KBS đưa tin các nhà phân tích nói rằng thỏa thuận lâu dài của Washington và Bắc Kinh về sự cần thiết phải thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân của nước này đã vỡ vụn vì căng thẳng gia tăng trong khu vực và sự khác nhau về các lợi ích quốc gia.
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông ngày 8/9 dẫn nguồn tin từ tờ Ynet (Israel) cho biết quân đội Israel (IDF) đã bắt đầu xây dựng một hệ thống hàng rào bằng bêtông dọc theo đường biên giới với Dải Gaza hiện do phong trào Hamas kiểm soát.
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn ngày 8/9 tuyên bố Seoul và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên để khiến nước này phải từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/9 cho biết Mỹ và Nga không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đối với Syria và bộ này cũng không thể xác nhận tuyên bố của Moskva rằng ngoại trưởng của hai nước sẽ gặp nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 8/9.
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về việc sẵn sàng hợp tác với Mỹ đánh IS ở Raqqa được đưa ra chỉ hai tuần sau khi nước này đưa bộ binh vào Syria.
Phản hồi đề xuất của Ukraine về việc mời Mỹ tham gia vào tiến trình giải quyết xung đột ở Đông Ukraine, người đứng đầu nhóm làm việc về vấn đề Ukraine của Bộ Ngoại giao Đức Johannes Regenbreht tuyên bố Berlin sẵn sàng thay đổi “định dạng Normandy” nếu đối tác đưa ra được đề xuất thay thế.
Tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 6/9 đã nhất trí thông qua tuyên bố lên án mạnh mẽ các vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 5/9 cho biết, ông đã nhắc lại lời kêu gọi các cường quốc thế giới thiết lập một “vùng an toàn” tại Syria.
Tổng thống Putin nêu rõ: “Tôi có cơ sở để tin rằng Nga và Mỹ sẽ đạt được một thỏa thuận chung về Syria trong thời gian sớm nhất".
Ngày 5/9, sau khi Triều Tiên phóng 3 tên lửa đạn đạo ra vùng Biển Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Bình Nhưỡng phải chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo "trái phép," khiến tình hình căng thẳng trong khu vực càng thêm tồi tệ.