Đài TNHK đưa tin một số chuyên gia cho rằng cuộc tập trận hải quân chung của Trung Quốc và Nga mang tên "Joint Sea-2016" (Hợp tác biển 2016) đang diễn ra trên Biển Đông chỉ mang tính biểu tượng chứ không phải một sự động binh.
Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán về cơ chế liên lạc trên biển và trên không giữa Bộ quốc phòng hai nước nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố bất ngờ trên biển Hoa Đông.
Ngày 14/9, các quan chức cấp cao phụ trách vấn đề biển của Nhật Bản và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài hai ngày nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố bất ngờ trên biển Hoa Đông.
Theo Kyodo, ngày 13/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Manila sẽ không tham gia tuần tra chung với Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, nhằm tránh rắc rối với nước thứ ba.
Theo Tân hoa xã, ngày 11/9, Người phát ngôn Hải quân Trung Quốc, ông Lương Dương cho biết nước này và Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân kéo dài 8 ngày ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông thuộc Biển Đông.
Việc Trung Quốc đưa tàu đến gần bãi cạn Scarborough ngay thời điểm đang làm chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G20 được giới chuyên gia đánh giá là một hành động khiêu khích “bất chấp” nữa của Bắc Kinh.
Đài RFI dẫn nguồn tin từ báo Navy Times của Hải quân Mỹ phát hành trên mạng ngày 8/9 cho hay chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu chuẩn bị xây dựng trên bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông, song Hải quân Mỹ không loại trừ khả năng sự hiện diện của tàu nạo vét là bước đầu để Bắc Kinh cải tạo đảo như đã từng làm trong quá khứ.
Ngày 8/9 tại thủ đô Moskva, Hiệp hội Quốc tế các Quỹ Hòa bình đã tổ chức Hội thảo bàn tròn với chủ đề: “Biển Đông - Con đường pháp lý đi đến hòa bình và ổn định.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tất cả các bên cần thể hiện thiện chí và quyết tâm đưa Biển Đông thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.