Cập nhật: 25/11/2009 21:00:29 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng cũng là một chuyện hết sức quan trọng.

 

Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không nguội rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. Nhưng với những người mắc chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh..., muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc người ta phải uống nóng. Ngược lại, với những bệnh nhân mắc chứng nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt cao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu. Các vị thuốc cần phải uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hoà lấy công dụng tư bổ điều lý làm trọng, khi sắc thuốc hay dùng lửa nhỏ (văn hoả). Các vị thuốc cần phải uống nóng thường có tính ôn nhiệt, khi sắc phải dùng lửa to, sắc nhanh. Các vị thuốc cần phải uống nguội thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút. Tóm lại, khi uống thuốc cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể và tính chất của dược vật để lựa chọn cách uống cho phù hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trị liệu và dự phòng các phản ứng không mong muốn.

 

 

Theo SK & ĐS Online

Tệp đính kèm