Phương án 1 đưa ra: GD cơ thực hiện trong 10 năm (5 năm GD tiểu học và 5 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm.
Ngày 20/8, tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhiều vấn đề liên quan tới đổi mới GD căn bản, toàn diện đã được thảo luận.
Học sinh trường THCS Tăng Bạt Hổ A, quận 4, TP.HCM trong giờ ra chơi ( Ảnh: Tuổi trẻ)
Trong đó, việc xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục (GD) quốc dân được bàn đến với 2 phương án:
Phương án 1, GD cơ bản thực hiện trong 10 năm (5 năm GD tiểu học và 5 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm.
Phương án 2, GD cơ bản thực hiện trong 9 năm (5 năm GD tiểu học và 4 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp thực hiện trong 3 năm.
Phân tích về hai phương án này, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng phương án 1 có ưu điểm thêm 1 năm để học sinh có điều kiện trang bị tốt kiến thức phổ thông nền tảng.
Độ tuổi 16 học xong GD cơ bản phù hợp hơn độ tuổi 15 khi triển khai phân luồng sau THCS. Nhưng có hạn chế là nếu thực hiện, sẽ phải điều chỉnh Luật GD năm 2005 và phải cơ cấu lại các yêu tố trong hệ thống GD hiện hành.
Phương án 2 có ưu điểm là đảm bảo quy đinh tại Luật GD năm 2005 và ổn định hệ thống GD hiện hành. Nhưng với 9 năm, việc trang bị kiến thức nền tảng còn ít so với yêu cầu mới, trong khi không cần thiết phải kéo dài giai đoạn định hướng nghề nghiệp tới 3 năm.
Nhiều ý kiến nghiêng về phương án 1. Tuy nhiên, chưa có quyết định cuối cùng về việc này. Trong dự thảo mới nhất của Bộ GD-ĐT về đổi mới chương trình-SGK phổ thông, tại phần phụ lục cũng chỉ xây dựng kế hoạch GD cụ thể cho các cấp học theo phương án 1.
Tại phiên họp trên, Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực còn bàn về các phương án tổ chức một kì thi quốc gia. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn chưa thống nhất về việc này/.
Theo Vĩnh Hà/Tuổi trẻ