Việc không còn ngủ chung với nhau thường đi kèm theo với sa sút chuyện ân ái chỉ là việc “năm thì mười họa”, chứ không còn thường xuyên như thời trai trẻ, thời trung niên nữa.
Theo một nghiên cứu trong phạm vi nhỏ cho biết có: 35% những cặp vợ chồng 60 tuổi không còn ngủ chung với nhau nua, thậm chí không ngủ cùng phong, con số này tăng lên đến kinh ngạc 55% ở độ tuổi 65, 70% ở tuổi 70, 85% ở tuổi trên 80.
Những lý do để ngủ riêng
Việc không còn ngủ chung với nhau thường đi kèm theo với sa sút hoạt động tình dục, chuyện ân ái chỉ là việc “năm thì mười họa”, chứ không còn thường xuyên như thời trai trẻ, thời trung niên nữa. Đó cũng là khởi đầu cho việc chấm dứt quan hệ tình dục sau này.
Đối với người phụ nữ có tuổi thì việc này trở nên khó chịu bởi sự đau rát, viêm âm đạo sau khi giao hợp làm cho họ giảm hứng thú và né tránh. Giải pháp ngủ riêng chính là lối thoát tốt nhất trong mọi lựa chọn. Tránh bớt phiền hà khó chịu khi phải ngủ chung do những nguyên nhân khách quan.
Bị mất ngủ vì một trong hai người làm việc hay coi phim, xem đá bóng trong phòng ngủ thậm chí ngay trên giường ngủ.
Do chói mắt, do tiếng ngáy quá to, nghiến răng, mớ, nói lảm nhảm khi ngủ, do giật tay chân thậm chí có khi… hành hung người ngủ chung! Vì lý do sức khỏe như bệnh suyễn, tiếng thở khò khè, phì phò, đau ốm bệnh tật mãn tính, giải phẩu, tim mạch nhất là bênh viêm khớp, suy nhược cơ thể… Hơi thở hay miệng hôi, mùi rượu hay thuốc lá, những người vốn mắc chứng khó ngủ, những người có tiền căn bị bệnh tâm thần rất dễ nhạy cảm với tiếng động… Hay những người cần có một không gian yên tỉnh về đêm, để tịnh dưỡng hay bảo vệ sức khỏe cho chính cá nhân mình.
Có rất nhiều lý do được đưa ra để biện minh, giải thích cho việc ngủ riêng đối với cả 2 người là cần thiết.
Ngủ riêng là ngủ cùng giường nhưng “kẻ đầu sông kẻ cuối sông”, người ngủ trên giường kẻ nằm dưới đất, một người một “giang sơn” riêng và tệ hại nhất là ngủ khác phòng. Theo một nghiên cứu về giấc ngủ thì những rối loạn trong giấc ngủ được xem là một triệu chứng về thể chất khá phổ biến, những rối loạn này sẽ dẫn đến suy nhược tinh thần và thể chất có thể làm thay đổi tính tình, cáu gắt là những nguyên nhân tạo ra bất hòa trong gia đình, một nửa số người trên 60 tuổi thường không có một giấc ngủ ngon. Các nhà khoa học khám phá ra: ngủ chung chính là nguyên nhân chính.
Vậy thì nên chọn lựa ngủ chung hay riêng
Thực sự đây là một vấn đề rất tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp lớn tuổi.
Riêng hay chung đều có cái lợi và bất lợi của cách lựa chọn này, không nên đơn phương tự quyết định mà vợ chồng nên thẳng thắn trao đổi với nhau về việc ngủ chung hay riêng để có được sự thoải mái trong giấc ngủ. Không dứt khoát phải ngủ chung hay ngủ riêng mà là chọn lựa một giải pháp tối ưu cho một giấc ngủ thoải mái, bình yên.
Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì 2 người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết và khoảng thời gian này chính là thời gian để bồi bổ sức khỏe, để nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nếu cần phải làm việc khuya, xem phim giải trí, đọc sách, nhậu say, ăn quá no, hay phải đi làm sớm, đi xa…
Nếu không có tật hay thói quen làm khó chịu người ngủ cùng thì ngủ chung là biện pháp nên chọn.
Ngủ chung có nhiều lợi ích cho chính bản thân mình và cho người bạn đời, nhất là các người lớn tuổi.
Những lợi điểm của việc ngủ chung
Khám phá những bệnh tật tai biến của vợ hay chồng xảy ra ban đêm sớm nhất, để kịp thời sơ cứu hay mang đi bệnh viện.
Một cơ hội tuyệt vời để tâm tình, chuyện trò thân mật, giải quyết, hòa giải mọi bất đồng, là một cơ hội đầy thân tình mà 2 bên đều trải lòng và dễ dàng dung hòa mọi quan điểm. Người ta gọi chiếc giường là “tài sản tinh thần” và vật chất quí giá nhất, là thiên đàng, là nơi an lạc, là nơi an dưỡng và hạnh phúc nhất đối với cuộc sống lứa đôi. Càng về già thì cái giường trở nên kỳ diệu hơn, nó vừa là quá khứ, hiện tại và cho cả ước mơ của tương lai.
BS. Hồ Đắc Duy
Theo suckhoedoisong.vn