Nấm hương mọc trên những thân cây gỗ xốp, nhiều nhựa như sung, mít, ngái, vả đã sắp mục. Trước kia, người Tam Đảo chuyên lấy nấm hương mọc tự nhiên. Ngày nay, một số người đã biết trồng. Người ta ngả những loại cây gỗ xốp, dùng loại búa chuyên dùng, lớn hơn búa đanh một chút, có mỏ vằm nện vào thân gỗ, khoét thành các hố to bằng miệng chén uống nước. Khi gỗ khô, ráo rựa, mới cấy bào tử nấm vào các hố ấy, phủ mỏng một lớp mùn, rồi tưới nhẹ giữ độ ẩm.
ảnh minh họa
Tam Đảo không có nắng gắt, lại mát lạnh, ẩm ướt, nên nấm hương rất mau mọc.
Nấm hương nhồi giò giã, nấu nước gà luộc, tôm he khô, cùng với bóng bì, thịt thăn, su hào thái mỏng, ăn vừa thơm, vừa ngon, vừa bổ dưỡng. ăn bát canh nóng, trên rắc mấy ngọn mùi tươi, tỉnh cả người.
ít lâu nay, một số cửa hàng ăn xuất hiện các món ăn hoang dại như món bọ cạp, món rắn cắt tiết tại bàn, thịt cá sấu, đà điểu, óc khỉ, dế chiên giòn, bê tùng xẻo.
Tôi nghĩ, Tam Đảo không nên bước theo xu hướng đó, mà hãy giữ gìn bản sắc dân tộc đậm đà, bằng những sơn hào Tam Đảo.
Tam Đảo đủ điều kiện nuôi hươu, nai, dê, cừu, thỏ, phát triển cá bống suối tự nhiên bằng cách đắp đập chăn nuôi, lấy sữa ong chúa, bọng ong non... Các thứ ấy do các đầu bếp lành nghề, chế biến thành sơn hào Tam Đảo, có thể hấp dẫn các đại gia, du khách nước ngoài, mà còn phục vụ luôn cả người bình dân, người địa phương Vĩnh Phúc
Làm các món quái gởỷ, cầu kỳ, lạ mắt, lạ kiểu, có thể hấp dẫn thực khách, nhưng chưa phải là những hình thức văn hoá ẩm thực được khích lệ.
Đầu bếp có thể làm các món rẻ tiền, mang tính đặc sản, nét văn hoá riêng của địa phương, vẫn có thể khiến du khách ăn một lần còn nhớ mãi. Phục vụ được nhiều người, quảng đại quần chúng.
ST