Trong số những nhân thần được nhân dân các xã ở Tam Đảo thờ phụng, Trần Hưng Đạo - đức Thánh Trần được xem như một trong những người có công lao lớn đối với dân tộc trải qua thời kỳ kháng chiến vì độc lập dân tộc.
Đền thờ đức Thánh Trần. (Nguồn: Internet)
Số nhân thần ở Tam Đảo không nhiều, chỉ có 8 thần, đạt tỉ lệ 22% trong tổng số các vị thần được thờ phụng. Tuy nhiên họ đều là những người có công trạng lớn đối với vận mệnh của cả quốc gia. Đức Thánh Trần được thờ ngay tại thị trấn Tam Đảo.
Ngoài Trần Hưng Đạo, còn có những vị thần không có công trạng cụ thể, mà đôi khi chính họ là người đã đem đến nạn dịch cho cả làng, bởi vậy khi họ chết đi dân làng mới lập đền thờ cúng. Có 4 thần là nữ giới, đây là một điều quả thực rất đặc biệt. Điều này cho thấy tư tưởng “trọng nam khinh nữ” từ Nho giáo không ảnh hưởng nhiều đến khu vực Tam Đảo. Người dân nơi đây vẫn trọng nữ giới nhờ những công lao họ lập nên.
“Đình làng nào làng ấy cúng, thánh làng nào làng ấy thờ” là câu nói dân gian đã in đậm trong tín ngưỡng thờ thần ở Tam Đảo. Nguồn gốc nhiên thần hay nhân thần ở Tam Đảo cũng đều rất phong phú. Không một làng xã nào không thờ thần. Dân Tam Đảo thờ thần dựa trên niềm tin từ đời sống tâm linh của mỗi người. Họ mong muốn tỏ lòng biết ơn đối với thần linh, mong cầu thần linh che chở, giúp dân làng vượt qua mọi thiên tai.
Đức Thánh Trần dù là nhân thần nhưng cũng được dân làng giữ trọn niềm tin như đối với mọi nhiên thần khác, rằng thần rất toàn vẹn, hội tụ đầy đủ mọi điều tốt đẹp nhất trong thân thể và trong tâm hồn mình, và do đó nếu họ toàn tâm kính trọng, thần sẽ che chở cho con dân trọn đời hạnh phúc.
Viếng thần phải chú tâm để ý cử chỉ, tác phong, phục trang, lời nói,… Đến Tam Đảo tham dự lễ hội đền thờ đức Thánh Trần Tam Đảo cũng là một cách thiết thực để bạn hòa mình vào đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
ST