Đền thờ nhà giáo Đô Khắc Chung ở làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 16km.Đền được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIV trên nền lớp học cũ mà nhà giáo dùng làm nơi dạy học cho nhiều thế hệ con em dân làng Quan Tử tức làng Gốm xưa, dân quen gọi là miếu cụ Đỗ bởi ông được nhân dân tôn vinh là Thành Hoàng Làng.
Lớp học của cụ có dáng như ngọn bút lóng, có thế đất tựa cỗ nghiên bút như chỉ ra làng này là nơi "đất học", vì vậy nơi đây từ khi cụ ĐỖ về dạy học, việc học hành phát đạt, khoa mục nối đời đỗ đạt nên gọi là làng Quan Tử. Vì thế mà dân làng lập đền miếu thờ cụ Đỗ.
Ông là người có công dạy cho dân làng biết chữ nghĩa, từ những người dân tục đã trở nên tết đẹp, học hỏi được tinh thông, trở thành một vùng dân có lễ nghĩa, nên ai cũng rất mến phục ông. Đến khoảng thế kỷ XVIII do ân đức của ông sâu rộng, đã cảm hoá được đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân trong vùng, mọi người Ở khắp nơi về tế lễ ngày một đông, nhân dân đã rỡ bỏ ngôi miếu cũ đựng tam quan, tiền tế, trung tế và hậu cung, tôn cao nền, sân lát gạch khang trang và từ đây gọi tà đền ĐỖ Khắc Chung. Đến năm 1 929 đền được trùng tu, sửa chữa và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Đền có kiến trúc mặt bằng kiểu "nội đinh, ngoại nhất" qua cổng tam quan 2 tầng 4 mái thì tới sân đình lát gạch vuông rồi vào tiền tế 5 gian, đến toà trung tế 3 gian song song và kề mái với toà tiền tế, bên trong là hậu cung với 3 gian lối với trung tế theo hình chữ đinh, tổng diện tích xây dựng khoảng 600m2.
Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật và tư liệu quý như: Một bản thần phả chữ hán do Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1 572) và một bia đá ghi danh các bậc tiên hiền liệt vị, những người đỗ đạt của làng Quan Tử năm Tự Đức Mậu Đán(1878). Đặc biệt có bản phả lục về sự tích ĐỖ Khắc Chung một công thần nhà Trần do Hàn Lâm Lễ Viện quan Đông các Đại học sĩ Lê Trung soạn năm Hồng Phúc thứ nhất(1572) cho biết:
Sau thời gian dạy học ở Sơn Đông, ông về triều đình thi đỗ và gia nhập hàng ngũ sĩ phu, làm quan triều Trần trong thời gian tới 50 năm, luôn thăng tiến, ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai với tư cách như Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã ra vào tổng hành dinh quân Nguyên nhiều lần để đàm phán, điều đình, thực hiện xuất sắc chiến 1lược vừa đánh vừa đàm của triều đình nhà Trần. ông là người học rộng tài cao, năm 1280 được phong chức Thiếu Bảo Hành Thánh từ cung (tể tướng thứ hao và ông đã làm quan dưới bốn triều Vua nhà Trần là: Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiển Tông, ông đã được ban Quốc tính là Trần Khắc Chung.
Đền là nơi tôn thờ một vị thầy giáo đem đến chữ nghĩa, lễ giáo và trí tuệ cho dân làng, mở ra một hướng mới, hướng đầu tư vào nghiệp học của cả làng, có truyền thống tới hơn 700 năm nay.
Hàng năm cứ vào ngày muống 3 tháng 10 âm lịch, dân làng tổ chức làm ngày lễ chính vì đây (là ngày ĐỖ Khắc Chung mở trường dạy học), đồ tế lễ gồm một con trâu đực, bảy cái bánh dày to. Hai thứ trên được rước vào đền đi theo hình chữ "á" theo tự dạng chữ "hán" đặt giữa nhà tiền tế rồi mới bắt đầu các nghi thức tế lễ. Qua 2 ngày lễ hội, đồ lễ được phá cỗ, chia lộc cho tất cả mọi thành viên trong làng thụ hưởng.
Đến với Sơn Đông Lập Thạch du khách còn được đi tham quan các di tích khác như: đền Trần Nguyên Hãn, đình Bác Cổ, chùa Vĩnh Phúc đây là cụm di tích văn hoá lịch sử đặc sắc của xã.
ST