Cập nhật: 16/09/2016 08:17:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngoài tác dụng tốt cho tim mạch, não, chống đông máu, bảo vệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím còn có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.

Trong cà tím, màu vỏ đen tím tuyệt đẹp của chúng chứa một chất dinh dưỡng thực vật mạnh gọi là nasunin, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại. Trong các nghiên cứu động vật, nasunin bảo vệ các chất béo trong màng tế bào não (bộ não của chúng ta có khoảng 60% chất béo), và các màng tế bào gần như hoàn toàn bao gồm các chất béo. Màng tế bào làm việc bằng cách bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, làm các chất thải rời khỏi tế bào, trong khi cho phép các chất dinh dưỡng đi vào tế bào.

Cà tím cũng chứa axid chlorogenic, bảo vệ các DNA từ đột biến và có đặc tính chống ung thư. Nó cũng là tác nhân kháng virus, kháng khuẩn và giúp giảm cholesterol có hại (LDL cholesterol).

Lựa chọn và lưu trữ cà tím

Chọn cà tím có màu tím đậm gần như đen. Cà tím có xu hướng xấu đi nhanh chóng nếu có lỗ thủng trên vỏ. Lý tưởng nhất là bảo quản ở khoảng 10 độ C do cà tím rất nhạy cảm với nhiệt độ. Tránh cắt lắt cà tím trước khi lưu trữ bảo quản vì nó sẽ hỏng một cách nhanh chóng sau khi bị đâm thủng.

Thưởng thức cà tím

Có thể xay nhuyễn trải đều trên bánh sandwich, nướng với ớt và một chút giấm balsamic, hoặc thêm vào các món cà ri. Nó có tính hấp thụ dầu, vì vậy tránh sử dụng trong các món ăn có chứa một lượng dầu cao. Có thể nướng chúng trên mặt bếp lò nướng và sau đó sử dụng chúng trong các món cà ri và các món hầm. Món cà tím hấp dùng với nước mắm chanh tỏi cực kỳ thú vị.

Thận trọng

Tránh ăn số lượng lớn nếu bạn bị bệnh thận hoặc sỏi mật, do cà tím có chứa một lượng oxalat nhất định.

Rõ ràng cà tím không chỉ là một loại trái có hình dáng đẹp mà nó còn đóng góp tốt cho dinh dưỡng và sức khỏe.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm