Cập nhật: 19/11/2016 08:28:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Việc đau bụng khi “thấy tháng” không chỉ mình cháu bị, mà rất nhiều chị em mắc chứng này. Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón.

Việc đau bụng khi “thấy tháng” không chỉ mình cháu bị, mà rất nhiều chị em mắc chứng này. Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormon và sự tăng cao nồng độ prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Prostaglandin là chất sinh học do cơ thể tự tổng hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động sinh lý trong cơ thể. Khi người phụ nữ hành kinh, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin. Prostaglandin sinh ra sẽ gây co thắt tử cung, đặc biệt sự co thắt sẽ nhiều hơn khi nội mạc tử cung bong tróc ra gây chảy máu kinh. Ở nhiều phụ nữ, sự co thắt không đến độ gây đau, nhưng ở một số người, sự co thắt tử cung lại quá mạnh dẫn đến đau bụng kinh. lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước. Ở một số phụ nữ, đau bụng kinh còn kèm theo nhức đầu, buồn nôn, nôn.

Cháu 17 tuổi, thuộc thể đau bụng kinh nguyên phát (đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh). Hiện tượng này thường hay gặp ở phụ nữ dưới 25 tuổi, trẻ mới dậy thì hoặc chưa quan hệ tình dục. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormon, không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên nếu bị đau bụng khi hành kinh kéo dài, cùng cơn đau bụng dữ dội, máu kinh đen, vòng kinh không đều... ngoài việc dùng thuốc ức chế cơn đau, cháu cần phải đi khám chuyên khoa sản để xem liệu có phải là bị bệnh gì về sản phụ khoa hay không, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, các bệnh về tử cung, buồng trứng. Hãy đi khám sớm để được bác sĩ phát hiện và điều trị đúng, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

BS. Trần Thu Phương

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm