Thực khách đã một lần đến với Sơn La khi được thưởng thức món nộm da trâu, tận hưởng vị cay, mùi thơm của các loại gia vị mới thất hết được những nét tinh túy trong nghệ thuật ẩm thực Tây Bắc.
Món nộm da trâu cũng không quá khó khăn trong khâu chế biến nhưng nó đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì. Ngoài nguyên liệu chính là da trâu ra thì người Thái Sơn La còn dùng nhiều loại gia vị khác nhau làm cho món ăn trở nên hấp dẫn về màu sắc và mùi vị.
Nguyên liệu để chế biến món nộm da trâu
Gia vị luôn được người dân tộc Thái sinh sống ở Sơn La sử dụng nhiều trong các món ăn. Rất nhiều loại gia vị của Sơn La cũng được đánh giá là những món đặc sản Sơn La bán ở Sài Gòn rất độc đáo và không nơi nào có.
Ngoài lạc, ớt, rau mùi, gừng…người Thái Sơn La còn dùng rau dớn, hoa chuối và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén Sơn La.
Ngoài những loại gia vị trên, thứ làm nên nét độc đáo của món nộm da trâu có lẽ là nước măng chua. Không chua như giấm hay chanh nhưng nước măng chua làm cho da trâu trở nên mềm và giòn hơn. Nước măng chua cũng làm cho món nộm da trâu Sơn La không bị ngấy khi ăn.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, tất cả các loại gia vị phải được băm hay giã nhỏ, trộn cùng với các loại rau thơm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi ăn, thấy món nộm da trâu Sơn La giòn, có vị thanh dịu, có vị hăng của nước măng chua, vị bùi của lạc rang, vị cay của mắc khén thì món ăn đạt chất lượng.
Cách chế biến món nộm da trâu
Để có được món nộm da trâu ngon, được mệnh danh là đặc sản Sơn La bán ở Hà Nội thì khâu chế biến da trâu vô cùng quan trọng. Da trâu dày, cứng nên cần phải được xử lý đúng cách để món ăn không bị cứng, khó ăn. Da trâu trước khi được chế biến thành món nộm, người ta sẽ nướng chín da trâu trước, làm sạch. Sau khi qua công đoạn này, miếng da trâu sẽ có màu vàng.
Cạo bỏ lớp ngoài của miếng da trâu để khi ăn có độ giòn, không bị dai, cứng, miếng da trâu cũng có độ trong nhất định. Sau khi da trâu đã được làm sạch, người ta lại đem luộc da trâu từ 1,5 đến 2 giờ. Sau khi luộc xong, da trâu sẽ được thái mỏng. Vì da trâu rất cứng nên công đoạn thái cũng cần thời gian và có kỹ thuật.Thái da trâu đều tay và khéo thì miếng thịt mới ngon và đẹp. Thái xong, da trâu được ngâm qua nước nóng với chút nước cốt chanh cho mềm và thơm.
Da trâu sau khi sơ chế được đem tẩm ướp gia vị. Những gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như trám rừng, tỏi, nước măng chua và mắc khén được trộn theo tỷ lệ mà người Thái đã thuộc lòng bao đời nay, ướp với da trâu, rồi trộn thêm lạc rang và bày ra đĩa kèm với các loại rau rừng như hoa chuối hay ra dớn./.
Sưu tầm