Cập nhật: 15/11/2019 09:13:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Các nhà nghiên cứu học thuộc Trung tâm nghiên cứu Manchester Metropolitan đã phân tích dữ liệu từ 11 nghiên cứu hiện có tập trung vào mối liên hệ giữa trầm cảm và chế độ ăn - bao gồm hơn 100.000 người tham gia ở các độ tuổi khác nhau (16-72 tuổi), giới tính và sắc tộc, ở Mỹ, Úc, châu Âu và Trung Đông.

Tất cả các nghiên cứu đều ghi nhận sự hiện diện của trầm cảm hoặc các triệu chứng trầm cảm ở những người tham gia (thông qua quan sát, chẩn đoán y tế và/hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm), bên cạnh một bảng câu hỏi chi tiết về nội dung của chế độ ăn uống của họ. Những người tham gia thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và carbohydrate (chất bột đường) có khả năng bị trầm cảm hoặc các triệu chứng trầm cảm cao hơn 1,4 lần so với những người có chế độ ăn lành mạnh hơn. Kết quả phù hợp bất kể tuổi tác hay giới tính và giống nhau trong cả thời gian theo dõi ngắn và dài.

Chất bột đường làm tăng nguy cơ trầm cảm.

TS. Steven Bradburn - tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Kết quả trên có tiềm năng lâm sàng rất lớn trong điều trị trầm cảm. Đơn giản là chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, có thể thay thế cho các can thiệp dược lý (thường đi kèm với các tác dụng phụ). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những phát hiện của chúng tôi chỉ ra mối quan hệ chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này”. Và ngược lại, chế độ ăn uống có chứa nhiều chất xơ, vitamin (đặc biệt là A, C, D) và chất béo không bão hòa lại mang đến tác dụng tích cực và có thể được coi là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả.

Khánh Linh

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm