Covid-19 gây ra mối đe dọa đối với tất cả mọi người, có thể lây nhiễm cho mọi lứa tuổi. Theo WHO, những người mắc các bệnh nội khoa từ trước như hen phế quản có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Vì Covid-19 là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh nhân hen có thể có nguy cơ bị bệnh nặng. Điều này là do hệ hô hấp của bệnh nhân hen đã bị tổn thương và mắc Covid-19 có thể làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù chưa có đủ bằng chứng để chứng minh điều tương tự, nhưng những người mắc bệnh hen được khuyên nên giữ an toàn vì nhiễm trùng có thể gây ra cơn hen.
Phổi của người bị hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi viêm phổi và sản sinh chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở và khó thở. Những người mắc bệnh hen thường có xu hướng ho hoặc khò khè do sự mẫn cảm quá mức của lớp niêm mạc ở phổi. Do đó, đường thở của họ bị co thắt thường xuyên hơn ngay cả khi có phản ứng viêm dị ứng nhỏ của bụi hoặc phấn hoa. Một số virus hoặc vi khuẩn cũng kích hoạt tình trạng co thắt này.
Covid-19 và hen phế quản
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người mắc bệnh hen từ trung bình đến nặng dễ bị COVID-19. Lý do là vì phổi của người bị hen rất nhạy cảm với phản ứng viêm khi nhiễm virus.
Như chúng ta đã biết Covid-19 là một bệnh do virus, có nhiều khả năng làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh hen. Không chỉ hen phế quản mà những người mắc bất kỳ loại bệnh phổi nào như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc viêm phế quản mãn tính đều có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng nặng của Covid-19 như viêm phổi. Điều này là do phổi của người bị hen đã bị tổn hại khả năng thực hiện quá trình hô hấp và Covid-19 có thể gây hại cho quá trình này ngay lập tức và làm cho tình hình tồi tệ hơn. Ví dụ, một người bị hen có phổi chỉ hoạt động 60%. Nếu bị nhiễm Covid-19, cơ thể họ phải chống lại virus chỉ với 60% dung tích phổi so với 100% người bình thường. Ngoài ra, Covid-19 là bệnh của phổi, vì vậy cuộc đấu tranh của người bệnh càng khó khăn gấp bội.
Tuy nhiên, tin tốt là bệnh hen, COPD hoặc mọi bệnh dị ứng đều không phải là yếu tố nguy cơ của Covid-19 nhiều hơn so với tuổi cao, tăng huyết áp và đái tháo đường, một nghiên cứu cho biết.
Thuốc có giúp ích gì không?
Các thuốc trị hen suyễn như steroid đường uống hoặc thuốc hít chỉ có hiệu quả để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hen chứ không giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu một người bị hen phế quản và mắc Covid-19, rất có thể virus sẽ khiến thuốc điều trị hen kém hiệu quả và gây ra cơn hen.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal Of Clinical Endocrinology & metabolism, những người đang dùng corticoid để điều trị hen hoặc dị ứng tăng nguy cơ bị COVID-19 do tác dụng ức chế miễn dịch của các steroid này. Các thuốc từ kháng thể ở người là gọi ý tốt nhất cho những người bị hen nặng vì nó làm giảm nguy cơ cao phải sử dụng corticoid đường uống và các tác dụng phụ liên quan.
Các biện pháp phòng ngừa cho người bị hen phế quản
Theo CDC, những người mắc bệnh hen nên thực hiện biện pháp phòng ngừa sau đây trong Covid-19.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc giãn cách xã hội.
- Tránh đám đông và tránh xa những người bị bệnh.
- Tránh xa các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá hoặc chất gây dị ứng.
- Duy trì vệ sinh tay đúng cách.
- Ở nhà càng nhiều càng tốt.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc và khăn.
- Duy trì khoảng cách với vật nuôi.
- Duy trì môi trường sạch sẽ ở nhà và các khu vực lân cận. Nếu nghi ngờ mình có triệu chứng Covid-19, hãy tự cách ly ở nơi không có nhiều người qua lại trong nhà.Tự theo dõi sức khỏe và báo ngay cho cơ quan y tế nếu cảm thấy các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn