Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm bởi khả năng phát bệnh “thầm lặng”, ít người kịp thời nhận ra để điều trị sớm. Chính vì vậy, chị em phụ nữ phải hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do papillomavirus ở người (HPV) gây ra lây lan qua đường tình dục. Thông thường khi mắc phải HPV không gây ra các triệu chứng cho đến giai đoạn muộn, Việc chẩn đoán nhiễm HPV có thể được phát hiện bằng phết tế bào Pap hoặc sinh thiết để tầm soát. Điều trị hiệu quả hơn trong giai đoạn đầu và có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa được. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV và xét nghiệm Pap smear thường xuyên có thể xác định những thay đổi tiền ung thư sớm.
Dấu hiệu nhận biết
Nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu và triệu chứng có thể đề phòng, đặc biệt là nếu bạn đã biết rằng mình bị nhiễm vi-rút. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng hơn ở giai đoạn đầu.
Các triệu chứng có thể bao gồm: Mụn cóc sinh dục: Mặc dù chúng có thể là một dấu hiệu cho việc nhiễm HPV, tiền thân của ung thư cổ tử cung, nhưng hầu hết phụ nữ bị nhiễm virut HPV hoặc mụn cóc sinh dục không phát triển ung thư cổ tử cung.Chảy máu âm đạo bất thường.Đau âm ỉ ở vùng chậu.Tiết dịch âm đạo: có thể là không màu hoặc màu hơi đỏ, không hoặc có mùi.Đau lưng.Phù chân.Các triệu chứng ruột và bàng quang, chẳng hạn như tiểu không tự chủ và có máu trong nước tiểu.Các triệu chứng của ung thư di căn như: khó thở, lú lẫn và gãy xương bệnh lý.
Việc chẩn đoán nhiễm HPV có thể được phát hiện bằng phết tế bào Pap
Nguyên nhân
Ung thư cổ tử cung là phổ biến nhất ở độ tuổi từ 45 đến 65. Khoảng 15% ung thư cổ tử cung được chẩn đoán ở phụ nữ trên 65, hiếm khi gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Hơn 95% tất cả các chẩn đoán ung thư cổ tử cung có liên quan đến HPV, khiến việc phát hiện sớm virus trở nên quan trọng hơn.
Những nguy cơ khác liên quan đến sự phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:Hút thuốc.Có nhiều bạn tình.Mang thai trước tuổi 20.Suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như ở phụ nữ nhiễm HIV.
Ai cần khám sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Tất cả những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục nên được sàng lọc ung thư CTC từ 25 tuổi. Lý do cho việc khởi đầu sàng lọc là: HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus và tổn thương khởi phát của CTC quan trọng sẽ không được phát hiện từ 3-5 năm sau khi phơi nhiễm và ung thư CTC xâm lấn kéo dài vài năm để phát triển.
Phụ nữ dưới 25 tuổi được coi là có nguy cơ cao hoặc tự cho mình là có nguy cơ cao có thể thực hiện sàng lọc nếu thích hợp.
Các trường hợp đặc biệt: Những phụ nữ đã cắt tử cung: CTC cắt bỏ vì các nguyên nhân lành tính không cần phải sàng lọc, trừ khi có tiền sử bệnh lý CTC trước. Việc không có CTC nên được xác nhận bằng hồ sơ bệnh án hoặc khám lâm sàng. Nếu việc cắt bỏ tử cung là không chắc chắn, sàng lọc có thể được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng.
Phụ nữ bị suy giảm miễn dịch: Có bằng chứng cho thấy các phụ nữ suy giảm miễn dịch và HIV dương tính có nguy cơ ung thư CTC cao hơn và do đó nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Phụ nữ bị suy giảm miễn dịch hoặc HIV dương tính nên được sàng lọc hàng năm và có thể sàng lọc sớm hơn. Phụ nữ đã tiêm phòng vắc-xin HPV nên tiếp tục được sàng lọc cùng một khoảng thời gian. Vắc-xin HPV không ngăn ngừa được ung thư CTC bởi vì chúng chủ yếu nhắm đến hai loại HPV gây ung thư phổ biến nhất (Loại 16 và 18). Những phụ nữ đã được tiêm phòng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh từ các loại ung thư khác và do đó nên tiếp tục được sàng lọc.
Lời khuyên thầy thuốc
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả, nhưng lưu ý rằng, căn bệnh này có tiên lượng sống sót cao hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư có thể phòng ngừa được, nhưng, vì HPV là một loại vi-rút phổ biến, nên phụ nữ có khả năng cao bị phơi nhiễm với nó.
Hãy thường xuyên sàng lọc bằng việc khám sức khoẻ định kỳ, chú ý đến cơ thể của bạn nhiều hơn và làm những gì tốt nhất để bảo vệ cho chính mình.
Theo suckhoedoisong.vn