Ung thư vú được xếp vào nhóm có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm. Chị em có thể nhận thấy những thay đổi bất thường ở vú như: thay đổi về hình dạng núm vú, tiết dịch bất thường, xuất hiện khối u…
Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, khoảng 40% dân số thế giới có nguy cơ thiếu i-ốt; WHO cũng chỉ ra rằng người dân ở 54 quốc gia trên thế giới đang thiếu i-ốt. Ngoài các vấn đề về tuyến giáp, tình trạng thiếu i-ốt có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng, kể từ những năm 1970, lượng i-ốt của người dân đã giảm mạnh 50%, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú không ngừng gia tăng.
Ngược lại, tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của ung thư vú ở Nhật Bản thấp hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ. Điều này liên quan đến chế độ ăn uống của họ. Phụ nữ ở Nhật Bản tiêu thụ lượng i-ốt nhiều hơn so với phụ nữ ở Bắc Mỹ và tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của họ thấp hơn.
Thí nghiệm của các nhà nghiên cứu trên chuột và tế bào ung thư vú ở người cho thấy rong biển, rất giàu i-ốt, có tác dụng chống ung thư. Thêm rong biển vào thức ăn của chuột có thể trì hoãn sự hình thành khối u vú ở chuột và giảm số lượng khối u; và khi chuột hình thành khối u vú do tiếp xúc với hóa chất DMBA, chúng có thể được bổ sung i-ốt để ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, thí nghiệm của các nhà nghiên cứu với tế bào ung thư vú ở người cũng phát hiện ra rằng, wakame (một loại rong biển) có thể gây chết ba loại tế bào ung thư vú ở người và tác dụng của nó đối với tế bào ung thư mạnh hơn so với tác dụng của thuốc hóa trị ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng đã làm một số thí nghiệm nhỏ trên bệnh nhân ung thư vú. Họ phát hiện ra rằng khi bệnh nhân ung thư vú làm xét nghiệm tải lượng i-ốt, họ bài tiết i-ốt trong nước tiểu ít hơn so với người khỏe mạnh bình thường, chứng tỏ họ bị thiếu i-ốt.
Trước tuổi dậy thì, 2 giới dường như cần cùng một lượng i-ốt, nhưng khi ngực và buồng trứng của bé gái bắt đầu phát triển, chúng sẽ cần nhiều i-ốt hơn và i-ốt trong tuyến giáp có thể bị chiếm dụng. Tiến sĩ David Marine, người chuyên nghiên cứu về bướu cổ, phát hiện ra rằng bé gái và bé trai ở Ohio có số bệnh tuyến giáp như nhau, nhưng sau khi bé gái bước vào tuổi dậy thì, số lượng người mắc bệnh bướu cổ nhiều hơn hẳn so với bé trai.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vú
Ung thư vú được xếp vào nhóm có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm. Chị em có thể nhận thấy những thay đổi bất thường ở vú như: thay đổi về hình dạng núm vú, tiết dịch bất thường, xuất hiện khối u…
Ở giai đoạn đầu, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi khám vú hàng tháng hoặc những cơn đau nhỏ bất thường dường như không biến mất.
Các dấu hiệu sớm của ung thư vú bao gồm:
- Thay đổi hình dạng của núm vú.
- Cơn đau ở vú không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo.
- Nổi u cục mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.
- Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.
- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.
- Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.
- Một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư.
Theo Minh Nhật Tổng hợp – 21/9/2021
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-khong-du-iot-co-the-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-vu-o-phu-nu-20210920151812094.htm#dt_source=Cate_SucKhoe&dt_campaign=MainList&dt_medium=3