Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây nên. Bà bầu bị cúm sẽ rất phức tạp, thai nhi bị ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí để lại di chứng nặng nề. Vậy bà bầu sẽ phải làm gì?
Những triệu chứng điển hình của cúm là: mệt mỏi, đau nhức người, đau nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt. Bệnh xảy ra rất phổ biến và theo mùa, với tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị.
Bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa virus do người bị bệnh ho hay hắt hơi
Những triệu chứng điển hình của cúm là: mệt mỏi, đau nhức người, đau nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt.
Những triệu chứng điển hình của cúm là: mệt mỏi, đau nhức người, đau nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt.
Vì sao bà bầu dễ bị mắc cúm ?
Như đã nói, cơ thể của bà bầu rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Khi mamg thai, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh, ho, cảm cúm.
Bình thường một người bị cúm chỉ có thể 3 đến 4 ngày là khỏi. Thế nhưng ở bà bầu thời gian bị bệnh sẽ lâu hơn và kéo dài. Nếu mắc cúm cũng có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Đối với các bà bầu, nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Vì vậy viêm phổi ở phụ nữ mang thai sẽ nguy hiểm.
Thai nhi gặp nguy hiểm như thế nào khi bà bầu mắc cúm?
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi bị sốt cao, có thể kích thích co bóp tử cung dẫn dến sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.
Virus cúm sẽ đi từ mẹ qua nhau thai rồi xâm nhập vào thai nhi. Đặc biệt những tháng đầu, chúng làm rối loạn sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi
Khi bà bầu bị sốt, não bộ của thai nhi bị tổn thương. Các thuốc điều trị cảm cúm cho bà bầu nếu tự ý dùng sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Hậu quả là trẻ sinh ra sẽ mắc các dị tật bẩm sinh như: tim, hở hàm ếch, dị dạng đầu nhỏ, không não.
Bình thường một người bị cúm chỉ có thể 3 đến 4 ngày là khỏi. Thế nhưng ở bà bầu thời gan bị bệnh sẽ lau hơn và kéo dài.
Với bà bầu thời gian bị cúm sẽ lâu hơn và kéo dài hơn người bình thường.
Các cách tránh cảm cúm cho bà bầu
Để hạn chế bị cảm cúm các bà bầu nên lưu ý:
Tránh tiếp xúc với người bị cúm, các loại gia cầm tươi sống vì gia cầm thường có mầm bệnh. Hạn chế ra ngoài trời nắng nóng, lạnh giá.
Hạn chế làm việc ngoài trời. Ăn các thực phẩm chín. Các loại rau trái nhiều vitamin C, chất xơ.
Khi nằm ngủ ở điều hòa, tránh luồng gió thổi thẳng mặt sẽ gây ngạt mũi. Bạn cần nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng. Uống sữa, nước ép trái cây để tăng cường canxi, sức đề kháng.
Không may bị mắc, bà bầu lưu ý dùng các biện pháp khống chế bệnh, loại trừ mầm bệnh… Đó là áp dụng ngay các phương pháp hạ sốt dân gian như dùng khăn ấm lau khắp cơ thể, uống nước ấm, bù nước bằng nước gạo rang, ozerol. Cần chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể. Hạn chế cúm bằng cách ăn nhiều tỏi trong bữa ăn hằng ngày. Uống nước có tinh dầu tỏi. Có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn pha ấm, việc làm này giúp trị ho, viêm họng an toàn và hữu ích.
Theo suckhoedoisong.vn - Ngày 12/10/2021
https://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mang-thai-va-nhung-he-luy-khi-mac-cum-169211010233843922.htm