Cập nhật: 01/01/2022 17:00:00
Xem cỡ chữ

Từ khi tái lập (1/1/1997) đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thuận lợi, thời cơ để kiên trì thực hiện mục tiêu xuyên suốt và nhất quán: đổi mới để phát triển.

Dây chuyền lắp ráp xe máy tại nhà máy của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam (Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Robot sản xuất chi tiết cơ khí tại Công ty TNHH Strong Way, Khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Dây chuyền sản xuất cáp điện, cáp viễn thông tại Công ty TNHH Cáp điện SH-VINA, vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Phát triển nông nghiệp VinEco Tam Đảo, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) sử dụng công nghệ cao của Israel trồng các loại rau bằng hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT) trong nhà kính, nhờ vậy các sản phẩm rau, củ, quả của công ty đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGap và Global Gap. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Máy gặt xuống đồng thu hoạch lúa tại xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch/TTXVN)

HTX dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Vĩnh Phúc đã hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi tập trung với các giống gia cầm chuyên thịt và chuyên trứng chất lượng cao; sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại các huyện Tam Dương, Tam Đảo. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Nhà máy của Công ty Honda Việt Nam (vốn đầu tư Nhật Bản) tại thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Xưởng đột dập sản phẩm của Công ty Xuân Hòa (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Mỗi năm, Công ty TNHH Vitto, Khu công nghiệp Tam Dương 2, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc sản xuất khoảng 20 triệu m2 gạch ốp lát các loại, ổn định việc làm và thu nhập cho hơn 600 cán bộ, công nhân viên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty TNHH DE HEUS, vốn đầu tư của Hà Lan, tại Khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ngoài việc phối hợp tốt với các cấp hội nhận ủy thác, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên tổ chức giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn nên chất lượng tín dụng luôn được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử cho điện thoại di động, module mạch bảo vệ, module thông minh và module camera…cho điện thoại tại Công ty Power Logics Vina (100% vốn đầu tư Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Sản xuất linh kiện kim loại, cơ khí…tại Công ty Cơ khí Chính xác Việt Nam 1, 100% vốn đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) tại Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Nghề may chăn, ga, gối, đệm tại xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong xã. (Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN)

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương mại Đại Lợi, Khu công nghiệp Thổ Tang (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Sản xuất ống thép hộp tại Công ty Cổ phần Thép Việt Đức (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 14 khu công nghiệp được quyết định chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 2.773,948 ha. Trong ảnh: Một góc Khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Công ty cổ phần Giầy Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Đường trục Mê Linh (trái) nối với Quốc lộ 2 đoạn qua xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên đến thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Công ty TNHH CDL Precision Technology, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) duy trì sản xuất theo kế hoạch, tạo việc làm ổn định cho 1000 lao động trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, vốn đầu tư của Hà Lan, tại huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) tăng cường sản xuất để thực hiện kế hoạch. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Trạm biến áp 110kV Khai Quang trang bị hệ thống CNTT hiện đại, được Tổng công ty Điện lực miền Bắc đưa vào vận hành, cung cấp điện cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN

Dây chuyền sản xuất giày tại Công ty cổ phần Giầy Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Điện - Điện tử Mê Trần Bình Xuyên, khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Sinh viên khoa Động lục Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc trong giờ thực hành. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)


 

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa, khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Là một trong số các địa phương phát triển khu công nghiệp nổi trội ở phía Bắc, những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm xây dựng các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững. Trong ảnh: Một góc khu công nghiệp Thăng Long, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Theo (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/25-nam-tai-lap-tinh-vinh-phuc-kien-dinh-doi-moi-de-phat-trien/766238.vnp