Cập nhật: 22/04/2022 07:50:00
Xem cỡ chữ

Trầm cảm không phân biệt độ tuổi, giới tính. Trầm cảm rất đa dạng các nguyên nhân, biểu hiện. Nhưng vì sao người cao tuổi lại dễ bị trầm cảm hơn người trẻ?

1. Biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi

Nhiều người cao tuổi luôn tự ti về sự tồn tại không có ích của mình. Nhất là những người mắc các bệnh thực thể như người mắc đa dạng bệnh, có những dạng xuất hiện nhiều các triệu chứng thực thể như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, bệnh xương khớp....

Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại hoàn toàn không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại có các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Khi đi khám, bác sĩ khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do bệnh trầm cảm.

Khi bị trầm cảm người cao tuổi thường có cảm giác cô đơn, thích ngồi 1 mình.

Khi bị trầm cảm, người cao tuổi thường có cảm giác cô đơn, thích ngồi 1 mình.

Khi bị trầm cảm, người cao tuổi thường có cảm giác cô đơn, thích ngồi 1 mình. Mất đi hứng thú đối với các hoạt động, đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý.

Người cao tuổi bị trầm cảm thường có dấu hiệu tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác. Họ cảm thấy mình vô dụng.

Bị trầm cảm, người cao tuổi cũng trở nên cáu gắt vô cớ, khóc – cười không rõ nguyên nhân. Hay lo lắng, bồn chồn… cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái

Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân và thường lo lắng quá mức cần thiết cho những việc nhỏ nhặt.

2. Nguyên nhân trầm cảm ở người cao tuổi

Đa số người cao tuổi đều giữ được tinh thần lạc quan, vui tươi khi về già. Có một số người mắc bệnh trầm cảm mới thấy bi quan. Nguyên nhân có thể do:

  • Đến tuổi về hưu

  • Thay đổi chỗ ở

  • Con cái hư hỏng

  • Vợ (chồng) hay người thân thiết, ruột thịt bị mất

  • Do tác dụng phụ của thuốc đang dùng điều trị các bệnh

  • Nghiện rượu bia

  • Thiếu vitamin trong chế độ ăn

  • Không vận động hoặc ít vận động

  • Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lý

  • Ốm đau triền miên cũng khiến người bệnh có cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến họ bị trầm cảm.

3. Lời khuyên của bác sĩ

- Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn. Người cao tuổi rất cần có được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần được phát hiện và chăm sóc, điều trị kịp thời.

- Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

- Khi bị bệnh trầm cảm, người cao tuổi cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng. Họ cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn bằng cách tổ chức các hoạt động ngoài trời, những buổi đi chơi dã ngoại…

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

- Gia đình đóng vai trò quan trọng khi trong nhà có người cao tuổi bị trầm cảm. Những lúc này, bạn hãy ở bên cạnh họ càng nhiều càng tốt để tránh cảm giác bị bỏ rơi. Hãy yêu thương và chăm sóc, chia sẻ và giúp họ.

- Bạn đừng cho rằng trầm cảm là bệnh không thể thoát khỏi của tuổi già, nó chỉ là một căn bệnh và hoàn toàn có thể chữa trị được.

- Tạo cho người cao tuổi có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, ấm cúng bên con cháu. Hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và tránh những lao động quá vất vả để kiếm sống.

- Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí, tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, đi du lịch…

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia; thường xuyên tập luyện thể dục và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.

Theo ThS. Hà Hùng (BV Lão khoa Trung ương)/suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/khi-nguoi-cao-tuoi-bi-tram-cam-loi-khuyen-tu-bac-si-169220417015824244.htm