Cập nhật: 29/04/2022 08:27:00
Xem cỡ chữ

Chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) được coi là chìa khoá vàng có vai trò can thiệp đa yếu tố đối với người bệnh rối loạn nhận thức nhẹ.

Rối loạn nhận thức là gì?

Rối loạn nhận thức là một dạng rối loạn sức khoẻ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức bao gồm khả năng học tập, tập trung, ghi nhớ và giải quyết vấn đề.

Rối loạn nhận thức thường bắt đầu một cách âm thầm, một số trường hợp rối loạn nhận thức nhẹ có thể bị nhầm lẫn với những bất thường khác. Chính vì thế rối loạn nhận thức thường được phát hiện muộn nhưng sự tiến triển của nó có thể gây cản trở đáng kể đến cuộc sống của người bệnh.

"Chìa khóa vàng" giúp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giảm nhận thức - Ảnh 1.

Tỷ lệ mắc rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi thường rất cao

Nguyên nhân mắc chứng rối loạn nhận thức

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhận thức. Một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như:

Rối loạn nhận thức do tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) xảy ra khiến cho việc cung cung cấp máu lên não bị ngưng trệ. Khu vực não bộ không được máu đến nuôi dưỡng khiến cho các tế bào thần kinh bị hoại tử. Nếu khu vực bị tổn thương đảm nhiệm chức năng nhận thức thì người bệnh sẽ bị rối loạn nhận thức sau tai biến.

Rối loạn nhận thức do tổn thương não bộ

Những tổn thương não bộ như chấn thương sọ não có thể gây đứt đường truyền thần kinh dẫn đến tình trạng rối loạn nhận thức.

Rối loạn nhận thức do thoái hoá tế bào thần kinh não

Thoái hoá tế bào thần kinh não là tế bào thần kinh bị phá huỷ một cách từ từ gây nên bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer thường gây ra rối loạn nhận thức từ nhẹ đến nặng theo thời gian.

Rối loạn nhận thức do thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não do xơ vữa các động mạch nuôi não. Người bị thiểu năng tuần hoàn não trong một thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn nhận thức.

Biểu hiện sớm ở người mắc rối loạn nhận thức

Người mắc chứng rối loạn nhận thức thường có những biểu hiện như gặp khó khăn trong khi thực hiện các kỹ năng hàng ngày (sử dụng phương tiện giao thông, điện thoại, tiêu tiền…), mất khả năng xác định phương hướng…  Có 2 kiểu biểu hiện thường gặp:

Rối loạn nhận thức về không gian: Người bệnh thường có khả năng định hướng không gian rất kém, thường đi lạc, không nhớ đường về nhà. Họ cũng thường không xác định được các mốc thời gian trong ngày.

Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Người bệnh có thể mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng tường thuật hay kể lại những sự kiện vừa diễn ra.

Chìa khoá vàng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn nhận thức

Rối loạn nhận thức ở giai đoạn sớm có thể chữa trị hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vì vậy người bệnh cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Chế độ ăn và hoạt động thể chất cũng có tác động tích cực đến người bệnh mắc chứng rối loạn nhận thức. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguy cơ phát triển rối loạn nhận thức thấp hơn ở những người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải. Ngoài ra, luyện tập não bộ thường xuyên và tập thể dục vừa phải rất có ích trong việc ngăn ngừa và cải thiện rối loạn nhận thức nhẹ.

"Chìa khóa vàng" giúp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giảm nhận thức - Ảnh 2.

Chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) được coi là chìa khoá vàng hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn nhận thức

Các nghiên cứu trên người bệnh có giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ cho thấy, điều trị bằng chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) cải thiện trí nhớ, cải thiện sự tập trung chú ý đáng kể, cải thiện nhận thức, hành vi và hoạt động sống hàng ngày. Từ đó các nhà nghiên cứu kết luận chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) có vai trò can thiệp đa yếu tố đối với người bệnh rối loạn nhận thức nhẹ.

Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) là chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, chiết xuất lá Gingko có chứa terpenoids và axit hữu cơ có hiệu quả bảo vệ thần kinh. Chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hoá (EGb 761) là tên của sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, bổ sung các đặc tính tốt và giảm phản ứng phụ. Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về hiệu quả và độ an toàn, đảm bảo có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gặp các tác dụng phụ.

Theo PV/suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/chia-khoa-vang-giup-ho-tro-giam-trieu-chung-suy-giam-nhan-thuc-169220422231316416.htm