Cập nhật: 18/04/2023 09:30:00
Xem cỡ chữ

Đích đến của Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu là phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đưa các giá trị truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch, dịch vụ làng nghề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Để hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình tại các địa phương đang xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làng nghề, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất để xem xét, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và bố trí nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với các đối tượng này.

Là 1 trong 28 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh được lựa chọn triển khai Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu, làng nghề rèn truyn thống thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường hiện có hơn 800 hộ đang trực tiếp sản xuất các sản phẩm rèn truyền thống.

Với mục tiêu đưa nghề rèn Bàn Mạch không chỉ là nơi cung cấp mặt hàng rèn mà sẽ là một địa chỉ du lịch làng nghề, cho du khách trải nghiệm khi tới làng nghề rèn lâu đời. Hiện rất nhiều hộ sản xuất ở đây mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm rèn lên tầm cao mới.

Qua rà soát của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh, không chỉ tại làng nghề rèn thôn Bàn Mạch mà hiện nay nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh tại 28 địa phương đang xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu là rất lớn. Vì vậy, việc ban hành cơ chế để cho vay đặc thù hỗ trợhân dân phát triển sản xuất kinh doanh vào thời điểm này là rất cần thiết.

Với ý nghĩa nhân văn, thiết thực từ Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu, cùng những cơ chế hỗ trợ, đặc biệt là khi nguồn vốn ưu đãi được ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh được triển khai sẽ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ chính làng văn hóa kiểu mẫu./.

Phương Liên