Mặt Trời đã tạo ra một luồng sáng khổng lồ vào ngày 14/12, dẫn đến nhiễu sóng vô tuyến kéo dài 2 giờ đồng hồ ở Mỹ và các khu vực đang là ban ngày ở nhiều nơi trên thế giới.
Một kính viễn vọng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được hình ảnh của cơn bão Mặt Trời (solar flare) lớn nhất trong nhiều năm qua gây gián đoạn hệ thống liên lạc vô tuyến trên Trái Đất.
Mặt Trời đã tạo ra một luồng sáng khổng lồ vào ngày 14/12, dẫn đến nhiễu sóng vô tuyến kéo dài 2 giờ đồng hồ ở Mỹ và các khu vực đang là ban ngày ở nhiều nơi trên thế giới.
Các nhà khoa học cho biết đây là cơn bão địa từ dữ dội nhất của Mặt Trời kể từ năm 2017.
Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của Chính phủ Mỹ, nhiều phi công đã báo cáo tình trạng gián đoạn liên lạc trên phạm vi cả nước.
Các nhà khoa học hiện đang theo dõi vùng vết đen Mặt Trời này và phân tích khả năng phóng plasma từ Mặt Trời, còn được gọi là hiện tượng phun trào nhật hoa, hướng vào Trái Đất.
Theo trung tâm, vụ phun trào nhật hoa này xảy ra ở phần xa về phía Tây Bắc của Mặt Trời.
Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA đã ghi lại hoạt động này dưới ánh sáng cực tím, ghi nhận sự tăng vọt năng lượng mạnh mẽ dưới dạng một tia sáng khổng lồ.
SDO được phóng vào quỹ đạo cực cao bao quanh Trái Đất vào năm 2010 để nghiên cứu Mặt Trời./.
Theo (TTXVN/Vietnam+) - 16/12/2023
https://www.vietnamplus.vn/bao-mat-troi-lon-nhat-trong-nhieu-nam-qua-gay-nhieu-song-vo-tuyen-tren-trai-dat-post915994.vnp