Nhu cầu vận động thể dục thể thao ở người cao tuổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên để duy trì thói quen tập luyện thường xuyên đúng cách, khoa học và có lợi cho sức khỏe không phải ai cũng biết.
Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao với người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, tập luyện thể thao giúp tăng cường sức mạnh về tinh thần, tăng sự hứng thú trong cuộc sống, giảm các căng thẳng trong sinh hoạt hàng ngày... Cụ thể là:
- Giữ tinhh thần thoải mái, thư thái. Khi bạn tập thể dục dù là cường độ thấp cũng khiến nhịp tim của bạn tăng nhanh, bơm máu tới toàn thân đặc biệt là não bộ tăng cao. Điều này sẽ tác động khiến não bộ sản sinh ra lượng lớn hormone gây hưng phấn như edorphins, khiến cho tinh thần cảm thấy thư thái, thoải mái hơn.
- Giúp xương chắc khỏe. Với các bài tập chạy bộ, đi bộ, bài tập dưỡng sinh, đạp xe sẽ tăng sự co giãn khối cơ, tăng cường độ nhịp tim, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ cơ xương, giúp phục hồi, tăng sức dẻo dai, săn chắc cho hệ xương khớp. Việc tập luyện ít nhất 3-4 ngày/tuần sẽ giúp giảm loãng xương, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đau lưng ở người lớn tuổi.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp. Tuổi càng cao, hành động mạch trở nên cứng hơn, tình trạng tích mỡ nhiều hơn, giảm lượng máu đến tim và não bộ. Tập thể dục giúp tăng sự co giãn của động mạch, giảm tích trữ mỡ thừa, tăng cường sự lưu thông khí huyết ổn định hơn, giúp bơm máu từ tim về các cơ quan trong cơ thể nhanh hơn. Tập thể dục còn có vai trò trong việc ổn định cân nặng, ổn định huyết áp.
- Giảm chứng mất trí nhớ. Việc tập luyện thể thao với bài tập đi bộ, chơi cờ, đạp xe sẽ giúp não bộ khỏe mạnh, ghi nhớ sự việc tốt hơn đẩy lùi tình trạng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Những người bị viêm khớp, bệnh tim hoặc tiểu đường được hưởng lợi từ việc tập thể dục và hoạt động thường xuyên. Nó cũng có thể giúp quản lý cholesterol cao; giữ mức cholesterol trong một phạm vi lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nên duy trì thói quen tập luyện thường xuyên đúng cách, khoa học.
Cách người cao tuổi tập luyện thể dục an toàn
Theo nghiên cứu thì việc duy trì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong ít nhất sáu tháng đã thu được nhiều kết quả tuyệt vời về sức. Việc tập thể dục là cần thiết tuy nhiên nếu không tập đúng cách sẽ phản tác dụng gây ra những biến chứng không tốt cho xương khớp, hệ tim mạch.
Đặc biệt với người cao tuổi thể trạng yếu do quá trình lão hoá, có nhiều vấn đề về sức khỏe ở hầu hết người cao tuổi. Vì thế, việc luyện tập thể dục cần cẩn trọng và lựa chọn phương pháp tập kỹ lưỡng hơn.
Muốn thế, người cao tuổi cần thực hiện:
-
Khám sức khỏe tổng quan để đưa ra hướng tập luyện đúng nhất.
-
Lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng vì không phải bộ môn thể thao nào cũng phù hợp với thể trạng người cao tuổi.
-
Đối với thể trạng của người cao tuổi, nên tập trung bài tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, tập đạp xe....
Một số vấn đề cần lưu ý:
-
Thực hiện kỹ và đúng các động tác khởi động.
-
Chọn thời điểm tập để đảm bảo sức khoẻ, không nên tập thể dục quá sớm vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nên chọn thời điểm trời râm mát để việc tập luyện thể dục hiệu quả cao nhất.
-
Không nên tập khi ăn no hoặc để bụng đói.
-
Không nên tập luyện quá sức.
-
Ngoài chế độ tập luyện cần điều chỉnh đa dạng thành phần dinh dưỡng, nên ăn nhiều thực phẩm như rau xanh, hoa quả, các chất chứa nhiều protein, hạn chế tinh bột, mỡ động vật.
-
-
Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên nhớ rằng hiệu quả chỉ đến khi có một kế hoạch rèn luyện khoa học và phù hợp với chính bản thân mình.
Lời khuyên của thầy thuốc
Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên nhớ rằng hiệu quả chỉ đến khi có một kế hoạch rèn luyện khoa học và phù hợp với chính bản thân mình. Việc đặt ra những mục tiêu thực tế và ngắn hạn luôn là thước đo để đánh giá những tác động tích cực của việc tập luyện. Đó là cơ sở để chúng ta có thể nâng dần cường độ tập luyện, là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao sức khỏe.
Hơn nữa, cần tính tới việc mình có thể tham gia tập luyện với tần suất bao nhiêu buổi trong tuần và có ảnh hưởng tới các thói quen hay công việc khác không? Một kế hoạch tập luyện tốt là phải luôn gắn với các mục tiêu đề ra. Cần bắt đầu với việc lựa chọn thời gian phù hợp trong ngày cho việc tập luyện để duy trì việc đó một cách thường xuyên.
Khối lượng tập luyện thông thường được tăng dần theo chu kỳ tuần dựa trên nguyên tắc 10% và chỉ tăng tối đa hai trong ba yếu tố nêu trên. Điều quan trọng nữa là đánh giá hiệu quả của tập luyện và cần phải có sự ủng hộ, chia sẻ của gia đình, xã hội. Tập luyện có phong trào và tập cùng bè bạn cùng tuổi.
Sự trao đổi những kinh nghiệm và những vấn đề sức khỏe trong tập luyện giúp người cao tuổi thêm tự tin, lạc quan hơn khi tập, đồng thời cũng giúp người cao tuổi có những thông tin cần thiết để tự kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.
Theo suckhoedoisong.vn - 28/04/2024
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-cao-tuoi-can-luyen-tap-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-169240425222643482.htm