Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, ngành đang trong lộ trình đổi mới, trong quá trình đó bao giờ cũng tạo ra những xáo trộn. Không có một sản phẩm của sự đổi mới nào có thể ra đời dễ dàng. Để đạt được thành công lớn phải vượt qua nhiều thách thức lớn.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và lớp 10 tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đồng bộ ở tất cả các địa phương, vùng, miền.
Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Quốc hội có thêm các cơ chế, chính sách và các địa phương cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục để ngành triển khai tốt hơn nữa chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo kế hoạch các đợt Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2023 với 8 đợt thi được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 6.
Tiên phong trong việc tự chủ tuyển sinh, kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội ngày càng khẳng định độ tiệm cận chuẩn quốc tế và nhận được nhiều sự hài lòng từ thí sinh, các chuyên gia giáo dục, các trường ĐH, CĐ.
Thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lượt/năm, mỗi lần thi cách nhau tối thiểu 28 ngày; mức lệ phí là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi và không hoàn lại.
Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đã số hóa dữ liệu gần 25,5 triệu hồ sơ giáo viên và học sinh. Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT có được cơ sở dữ liệu số hóa của tất cả học sinh, giáo viên cả nước.
Trong năm 2022, ngành giáo dục có nhiều đổi mới, tăng cường chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh Việt Nam tiếp tục giành nhiều thành tích tốt tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Song năm qua ngành giáo dục cũng chứng kiến những sự việc đáng buồn khi hàng ngàn giáo viên phải bỏ việc do lương không đủ sống, áp lực.
Ngày 30/12, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.
Bộ GD-ĐT phải ban hành ngay cơ chế, chính sách về sử dụng lại sách giáo khoa để hạn chế tối đa lãng phí cho gia đình học sinh, NXB Giáo dục tính đủ chi phí hợp lý, chống độc quyền, thao túng giá sách.