Các nhà khoa học đã phát triển được một loại mực từ tơ tằm để sử dụng trong cấy ghép y sinh và công nghệ mô.
Vào ngày 28/9 tới, người dân một số nơi trên thế giới sẽ có cơ hội chứng kiến thời khắc 30 năm mới có 1 lần - sự kết hợp giữa hai hiện tượng là siêu Mặt trăng và nguyệt thực toàn phần.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ đầu tư hơn 5 tỉ đồng xây dựng và triển khai dự án “Rừng mưa nhiệt đới” từ năm 2015-2020 nhằm lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen của các loại thực vật rừng đặc trưng, tiêu biểu.
Các nhà khoa học Nga đã bắt đầu tiến hành kế hoạch nhân bản vô tính những động vật từ thời tiền sử, bao gồm cả loài voi ma mút với hy vọng rằng lớp băng vĩnh cửu ở Siberia sẽ giúp họ thu được những mẫu DNA nguyên vẹn để hồi sinh những sinh vật cổ xưa này.
Hình ảnh những que kem tan chảy, nhoe nhoét khắp tay sẽ sớm trở thành quá khứ vì các nhà khoa học Anh đã tìm ra một hợp chất vô hại giúp kem chậm tan chảy.
Quần thể Nhà máy khử mặn Sorek của Israel mỗi ngày có thể “hô biến” nước biển thành 600.000 m3 nước ngọt dùng cho sinh hoạt.
Công nghệ CAS hoạt động theo nguyên lý đông lạnh nhanh ở nhiệt độ thấp và năng lượng từ trường làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường, giúp giữ được chất lượng sản phẩm tươi nguyên như ban đầu.
Mới đây, nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) với công suất thiết kế 19,2 MW.
Nhờ công nghệ in 3D, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đã tạo ra mô hình các chuỗi protein, thành phần thiết yếu của quá trình nhân đôi ADN, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu phương thức chữa trị bệnh ung thư.
Theo RT, mới đây, robot thám hiểm tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã gửi về một hình ảnh gây nhiều tranh cãi trên Sao Hỏa.