Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Nếu cuộc phản công của Ukraine không thành công, Mỹ và đồng minh sẽ thúc đẩy họ từ bỏ hay chiến đấu mạnh mẽ hơn?
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí vài thập kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định ngày 19/8.
Ukraine lần đầu tiên tung Lữ đoàn Azov vào chiến đấu kể từ khi phòng thủ ở Mariupol năm ngoái giữa bối cảnh nước này đang tìm kiếm đột phá trong cuộc phản công hiện nay.
Bên cạnh việc thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc, hội nghị thượng đỉnh 3 bên vừa diễn ra tại Mỹ còn giúp hàn gắn hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sau quyết định của Moldova trục xuất 22 nhà ngoại giao Nga, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh bước đi "không thân thiện" của Moldova đã khiến mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục xấu đi.
Giới quan sát đánh giá, việc Nga tăng cường tấn công các mục tiêu nằm sâu trong Ukraine dường như phục vụ cho một mục tiêu lớn nhất: Đó là phá hủy khả năng phóng tên lửa tầm xa của Kiev.
Nhà phân tích Mỹ, cựu sĩ quan Daniel Davis cho rằng gần như chắc chắn Ukraine sẽ không bao giờ giành được chiến thắng trên chiến trường. Theo ông, để bảo tồn lãnh thổ đang giữ và tránh mất đất thêm, Ukraine cần ngồi vào bàn đàm phán với phía Nga.
Chánh văn phòng Tổng thư ký NATO - ông Stian Jenssen đã xin lỗi và làm rõ nhận định một ngày trước đó của mình rằng Ukraine có thể nhượng lãnh thổ cho Nga để đổi lấy tư cách thành viên NATO và chấm dứt xung đột.
Các lực lượng của Ukraine ngày 16/8 đã tuyên bố giành lại làng Urozhaine ở khu vực Donetsk sau một thời gian giao tranh ác liệt với quân đội Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã “đổ thêm dầu vào lửa” trong một thông điệp gửi tới Hội nghị An ninh Quốc tế (MCIS) ở Moscow ngày 15/8.