Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/3 cho biết, việc nước này tiến hành một loạt cuộc tấn công tên lửa vào các thành phố lớn của Ukraine là để đáp trả điều mà Moscow cho là “hành động khủng bố” do Kiev thực hiện ở vùng Bryansk của Nga vào tuần trước.
Bộ Tài chính Mỹ hôm qua (9/3) công bố các biện phát trừng phạt đối với 39 thực thể, chủ yếu ở Hong Kong (Trung Quốc) và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), được cho là giúp Iran tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu.
Giới chức tình báo Anh cho biết Nga đang lên kế hoạch đưa thêm các xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 tới Ukraine.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/3 đã nhất trí tăng cường cung cấp đạn pháo và mua thêm đạn dược để hỗ trợ Ukraine, song vẫn phải tìm cách biến những mục tiêu này trở thành hiện thực.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 7/3 cho rằng, các lực lượng Nga sẽ có “con đường mở” để chiếm giữ các thành phố chủ chốt ở miền Đông Ukraine nếu họ giành quyền kiểm soát Bakhmut.
Trong bối cảnh các nhà cung cấp vũ khí truyền thống như Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu khí tài xuất khẩu, Hàn Quốc đã “nhảy vào” để lấp đầy khoảng trống nhưng vẫn từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm nay (7/3) cáo buộc Mỹ "cố ý" gây leo thang căng thẳng bằng cách thực hiện các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc.
Trong khi Ukraine đang cân nhắc khả năng “rút lui chiến lược” khỏi Bakhmut, Nga đã khép vòng vây, tấn công thành phố chiến lược này từ nhiều hướng, cũng như phá hủy tuyến đường tiếp tế chính của Kiev tới khu vực.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảnh báo sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc chuyển vũ khí cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Trong bối cảnh kho dự trữ vũ khí cạn kiệt, Mỹ và đồng minh đang tranh luận về cách thức tăng cường sản xuất vũ khí, đạn dược kể từ sau Chiến tranh Lạnh.