Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc đại lục đến ngày 29/3 đã tăng lên 81.470 người và 3.304 trường hợp tử vong.
Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch nhận định có nguy cơ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 sẽ đẩy hệ thống y tế Đức tới giới hạn và rất nhiều bệnh nhân nặng sẽ cần tới máy thở trong các bệnh viện.
Tính đến 8 giờ sáng 30/3 theo giờ Việt Nam, tổng số ca tử vong trên toàn cầu do virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lên đến 33.956 người.
Pháp kết thúc 2 tuần phong tỏa toàn quốc theo kế hoạch ban đầu trong khi nước này tiếp tục đối mặt với tình trạng các ca bệnh nặng ngày một tăng.
Quan chức y tế cấp cao tại Italy nhận định đại dịch Covid-19 tại nước này sẽ đạt đỉnh và đi xuống trong tối đa 10 ngày nữa.
Các trung tâm điều phối chiến lược đã được thành lập trên khắp cả nước và chính phủ Anh sẽ không dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt hiện nay trong vài tuần tới.
Tổng số ca tử vong do chính phủ thống kê mới chỉ tính đến số người tử vong tại các bệnh viện, trong khi nhà chức trách cho biết họ sẽ cộng thêm dữ liệu về những người tử vong tại nhà vào tuần tới.
Tây Ban Nha rõ ràng đã biết trước những gì đã xảy ra ở Trung Quốc và Italy. Thế nhưng quốc gia này vẫn bỏ qua các tín hiệu cảnh báo.
Theo chuyên trang thông tin của đại học John Hopkins, tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tiếp tục cao nhất thế giới với 121.000 ca, trong đó có 2010 ca tử vong.
Hơn 300 người tại Iran đã tử vong do uống methanol sau khi đọc những thông tin thất thiệt cho rằng, rượu có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2.