Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 23/9 cho biết, các lực lượng nước này mất ít nhất 50 binh sỹ mỗi ngày trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng, tổn thất đối với Nga lớn hơn gấp nhiều lần.
Đô đốc Hải quân Charles Richard, chỉ huy Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ tuyên bố rằng, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân với một đối thủ ngang tầm.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 22/9 tuyên bố, cảnh báo của Tổng thống Nga Putin về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không ảnh hưởng đến việc viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine.
Cựu Chỉ huy Lục quân Mỹ cảnh báo Washington sẽ đáp trả bằng một "cuộc tấn công phá hủy" nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Mỹ đang tiến gần một cách nguy hiểm đến việc can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn với Newsweek ngày 21/9 khi được hỏi về nguy cơ xung đột giữa các cường quốc hạt nhân.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột trên quy mô toàn cầu chưa từng thấy kể từ Thế chiến II trong một vài tháng tới, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhận định ngày 20/9.
Kiev sẽ không yêu cầu vũ khí từ phương Tây chỉ sau khi Ukraine giành ưu thế trước Nga, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba khẳng định, đồng thời cho biết các đợt cung cấp vũ khí này là một phần trong "công thức để đánh bại" Nga.
Nga không chỉ chiến tranh với Ukraine mà còn với toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn với Politico ngày 20/9.
Nga sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine sớm nhất có thể, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhận định với PBS trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 19/9.
Sau khi nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7 quyết định áp giá trần với dầu mỏ của Nga vào hồi đầu tháng 9/2022, Australia vừa bày tỏ việc ủng hộ quyết định này và kêu gọi các quốc gia khác có hành động tương tự để hạ giá dầu toàn cầu.