Các cuộc biểu tình của lực lượng "Áo vàng" vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố trên toàn nước Pháp trong ngày 16/2 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Tại Hội nghị An ninh Munich ngày 16/2, Phó Tổng thống Mỹ Mai Pen-xơ có bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, trong đó có cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, vấn đề Iran.
Ngày 15/2, Chính quyền Nigeria cho biết, 66 người tại khu vực Kajuru, thuộc bang Kaduna ở miền Bắc nước này, đã bị các tay súng không rõ danh tính sát hại, ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngay sau khi những tay súng cuối cùng của chúng bị đánh đuổi khỏi Syria.
Pakistan khẳng định vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở huyện Pulwama thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ vào chiều 14/2 là "vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng," mặc dù Pakistan cực lực bác bỏ các cáo buộc của chính phủ và truyền thông Ấn Độ rằng Pakistan liên quan đến vụ tấn công này.
Ngày 14/2, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng đến nay, Mỹ vẫn đang ủng hộ các phần tử khủng bố ở Syria, Washington sử dụng lực lượng này vì lợi ích của mình.
TASS đưa tin, ngày 13/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc, một số nước phương Tây mong muốn duy trì hang ổ cho khủng bố trú ẩn ở tỉnh Idlib (Syria).
Theo Reuters, ngày 13/2, các công tố viên liên bang Đức thông báo, nước này đã bắt giữ hai công dân Syria do tình nghi thực hiện tội ác chống lại loài người khi làm việc cho cơ quan tình báo ở Syria.
Reuters đưa tin, Muhammad Saifuddin, phiến quân người Indonesia xuất hiện trong một đoạn video tuyên truyền của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếu cảnh tử hình một con tin và được cho là kẻ thân cận với thủ lĩnh IS, đã bị tiêu diệt ở Syria tháng trước.
Truyền hình nhà nước Syria đưa tin, tổng cộng 70 dân thường đã thiệt mạng và bị thương trong cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu tại miền đông nước này, ngày 12-2.