Đến với Bình Liêu trong dịp này, du khách có thể tham gia trải nghiệm rừng sở trắng bạt ngàn, khoe sắc trong mùa đông, cung đường biên giới mùa đông với vẻ đẹp độc đáo của “sống lưng khủng long.
Lễ hội ăn mừng lúa mới được coi là ngày Tết của người Raglai, thể hiện lòng biết ơn “hồn lúa” đã sinh sôi nảy nở, ban lương thực nuôi sống con người và thắt chặt sự đoàn kết trong cộng đồng.
Vào dịp lễ hội Ariêu Piing, người Pa Cô huy động cả cộng đồng thực hiện việc cải táng người chết, xây sửa, trang trí lại lăng mộ tổ tiên và coi đây là công việc chung của cả cộng đồng.
Lần đầu tiên, Festival hoa kiểng Sa Đéc sẽ diễn ra từ ngày 30/12/2023 đến ngày 5/1/2024 tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Lễ Mở cửa kho lúa có giá trị văn hóa đặc sắc và mang tính nhân văn cao; thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên, thần linh và con người; bày tỏ tri ân của con người với vật hiến sinh, thần linh.
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của nước ta, sở hữu bản sắc văn hóa riêng rất đặc sắc, trong đó, Lễ hội Tết Ngô cổ truyền của bà con khiến nhiều du khách rất thích thú.
Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Lễ hội Hokkaido tại Hạ Long là sự kiện quan trọng, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.
Lễ hội đua thuyền độc mộc, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng được huyện biên giới Ia Grai tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân gắn với dòng Pô Cô.
Chương trình tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao, kết hợp giữa không gian hội chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực đặc sắc.