Cập nhật: 08/03/2011 23:03:53 Article Rating
Xem cỡ chữ

Sáng 8.3, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến vào đề án xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chí Phùng Quang Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo. Dự Hội thảo có các đồng chí: Đặng Văn Luyến – Thiếu tướng – Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu II; Phan Bá Sang – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Cục tác chiến, Cục dân quân tự vệ - Bộ tổng tham mưu; Cục tổ chức – Tổng cục chính trị; Thủ trưởng 4 cơ quan quân khu II; đại diện Học viện Quốc phòng, Học viện Hậu cần; lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.

Khai mạc Hội thảo, đồng chí Phùng Quang Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc là chủ truơng chiến lược về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cụ thể hóa đường lối nghệ thuật quân sự Viêt Nam. Tỉnh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đối phó và vô hiệu hóa mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy KTXH địa phương phát triển. trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm đến củng cố tiềm năng quốc phòng, đầu tư vũ khí, trang thiết bị cơ sở vật chất cho lực lượng vũ trang. Tỉnh đã tổ chức diễn tập KVPT các đơn vị, các huyện thành thị, đặc biệt năm 2009 tỉnh đã tổ chức thành công diễn tập KVPT tỉnh làm điểm cho toàn quân được Bộ quốc phòng đánh giá là 1 trong 10 sự kiện quốc phòng tiêu biểu năm 2009. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn tại hội thảo này sẽ nhận được nhiều ý kiến về kinh nghiệm trong lí luận cũng như thực tiễn về xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc của các nhà khoa học quân sự Bộ quốc phòng, Quân khu II. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội thảo, Bộ CHQS tỉnh sẽ chỉnh sửa, bổ xung, hoàn thiện để UBND tỉnh xem xét trình ban Thường vụ tỉnh ủy và HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp đầu nhiệm kỳ mới.

Các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất nhận định: đề án xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh giai đọan 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2030 có vai trò quan trong trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay; thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTXH với tăng cường quốc phòng an ninh. Các ý kiến cũng tập trung đánh giá thực trạng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong những năm qua, những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án để từ đó đóng góp căn cứ lý luận, thực tiễn về khu vực xây dựng phòng thủ  tỉnh vững chắc trong tình hình mới. Các nội dung được dề cập đó là: xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiêm lực kinh tế, tiềm lực văn hóa xã hội. Nội dung xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng thế trận trong khu vực phòng thủ được tập trung đánh giá với các nội dung: xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và dự bị động viên; xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng các thành phần thế trận trong khu vực phòng thủ, xây dựng khu vực phòng thủ then chốt, xây dựng căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương và căn cứ hậu cần kỹ thuật; các điểm tựa, khu vực bố trí trận địa chiến đấu và đảm bảo chiến đấu cuẩ các đơn vị bộ đội chủ lực cũng như bộ đội địa phương; các giải pháp để thực hiện đề án.

Kết luận nội dung trên: đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng cơ bản nhất trí với các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng chí yêu cầu đơn vị soạn thảo cần bổ xung các thông tin về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng, những gì đã làm được triển khai diễn tập hàng năm, chỉ rõ tồn tại hạn chế; cơ sở thực tiễn cần nói rõ tồn tại để xây dựng ké hoạch mới; tránh manh mún, chắp vá. Cần bổ xung mục tiêu về xây dựng KVPT vững mạn đánh thắng tất cả chiến lược diễn biến hòa bình của địch, đảm bảo giữ vững ổn định phát triển kinh tế; xây dựng trận địa phòng thủ có mục tiêu cụ thể của các cấp trong từng giai đoạn. Về nội dung xây dựng khu vực phòng thủ chủ yếu là xâu dựng thế trận lòng dân, khơi dậy truyền thống lịch sử của nhân dân trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, có kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, tiềm lực kinh tế: bổ xung các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh gắn với quốc phòng. Các biện pháp thực hiện phải rõ, nhất là về đường lối lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục; tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng gắn với phát triển kinh tế và công tác cán bộ; giải pháp về quy hoạch; giải pháp về kinh phí, nguồn vốn, nguồn lực đầu tư kế hoạch cho các giai đoạn và chương trình hàng năm.

 

Ngọc Anh – Công Tuấn

Tệp đính kèm