Cập nhật: 29/04/2011 00:34:42 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngày 28.4, tại trung tâm hội nghị tỉnh, Bộ xây dựng đã tổ chức hội thảo góp ý kiến vào dự thảo  nghị định quản lý dự án phát triển đô thị và Đề án đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng.

Đồng chí Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng – Thứ trưởng Bộ xây dựng chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Phùng Quang Hùng – Phó bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh, cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, Trung ương; lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, doanh nghiệp liên quan đến đầu tư xây dựng qui hoach của 28 tỉnh thành khu vực phía Bắc.

 

Khai mạc hội thảo, đồng chí Thứ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh:thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính Phủ giao, Bộ xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng để Chính Phủ đề án đổi mới một cách căn bản cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo tỉnh đồng bộ, minh bạch, thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho việc triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng.

 

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phùng Quang Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông báo khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh thời gian qua và khẳng định Vĩnh Phúc đang tập trung gây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng đô thị, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh.Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai qui hoạch chung qui hoạch xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để kế hoạch hóa đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành đồng bộ hệ thống hạ tầng khu đô thị Vĩnh Phúc; tập chung chỉnh trang nâng cấp đô thị hiện đại; cải tạo Thành phố Vĩnh yên trở thành đô thị có hạ tầng đồng bộ, tiến tới cơ bản trở thành thành phố văn minh hiện đại.Ưu tiên xây dựng các công trình quan trọng như quảng trường, công viên, nhà hát, khu vui chơi giải trí, khu liên hợp thể thao; tập trung đầu tư, chỉnh trang nâng cấp đô thị Phúc Yên đạt tiêu chí đô thị loại III; tiếp tục qui hoạch, đầu tư phát triển các khu đô thị mới tại các trung tâm huyện lỵ, khu trung tâm xã, thị trấn, tăng cường công tác quản lý, phát triển đô thị.

 

Theo quy hoạch; xây dựng nếp sống dô thị văn minh hiện đại. Đồng chí mong muốn ngày càng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, Trung ương, địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, góp phần đưa tỉnh trở thành phố Vĩnh Phúc hiện đại, văn minh trong tương lai gần.

 

Đánh giá hiện trạng đô thị Việt Nam cho thấy hệ thống đô thị nước ta cơ bản đã phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Cả nước có trên 750 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 48 đô thị loại IV và trên 630 loại V. Ngoài ra còn có khoảng 10.000 điểm dân cư nông thôn và trên khu công nghiệp và tập trung sẽ là quỹ phát triển đô thị trong tương lai.

 

 Các ý kiến tại Hội thảo đã tập trung vào các nội dung cơ bản về phạm vi, đối tượng điều chỉnh trong dự thảo Nghị định; xác định các khu vực phát triển đô thị; khu vực tái thiết đô thị cũ, khu vực mở rộng mới, khu vực vừa tái thiết đô thị cũ vừa mở rộng mới; phân loại dự án phát triển đo thị; quy mô, tính chất của từng loại dự án; lập, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết khu vực phát triển đô thị, đặc biệt là điều chỉnh quy hoạch của các dự án; yêu cầu về phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho thuê giá rẻ trong khu vực phát triển đô thị; yêu cầu về hệ thống các công trình hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; điều lệ quản lý thực hiện khu vực phát triển đô thị; cơ chế xây dựng, quản lý, khai thác, chuyển giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ đô thị; cơ cấu tỏ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý khu vực đô thị và xử lý các vi phạm. Ngoài những vấn đề trên, Hội thảo cũng đề cập tới các vấn đề thực tiễn như: Trình tự, thủ tục chuẩn bị và triển khai một dự án đầu tư xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, các nguồn vốn khác nhau thì quản lý khác nhau, tăng cường quản lý đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA; phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng phù hợp điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là phân cấp trong quản lý quy hoạch, quyết định đầu tư, đấu thầu, quản lý chi phí và quản lý chất lượng công trình.

 

 

 

Ngọc Anh

Tệp đính kèm