Cập nhật: 11/12/2009 04:58:10 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong công tác phòng chống tham nhũng, thông tin và sự giám sát của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ người mạnh dạn đứng ra tố cáo tham nhũng.

Tại Cairo, Ai Cập vừa diễn ra hội thảo “Cơ chế tốt nhất cho việc thực hiện minh bạch và chống tham nhũng tại các nước đối thoại châu Á -Trung Đông”. Hội thảo là dịp để các nước đối thoại Châu Á- Trung Đông tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng. Đoàn Việt Nam do ông Vũ Tiến Chiến, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tham dự Hội thảo. Nhân dịp này, phóng viên VOV thường trú tại Ai Cập đã phỏng vấn ông Vũ Tiến Chiến.

 

 PV: Thưa ông, tham nhũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia. Vấn đề này được Đảng, Nhà nước và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng quan tâm  như thế nào?

 

Ông Vũ Tiến Chiến: Tới dự Hội nghị châu Á- Trung Đông về phòng chống tham nhũng, các quốc gia đều có đánh giá phòng chống tham nhũng, nhất là chống tham nhũng đang là vấn đề bức xúc chung của các quốc gia, không nằm trong phạm vi mỗi nước. Tôi thấy đây là nhận định đúng.

 

Đối với Việt Nam, công tác phòng chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng và phức tạp. Đảng và Nhà nước trong những năm qua hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống tham nhũng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác lớn của  Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị cũng như của toàn xã hội.

 

 PV: Thưa ông, chúng ta đã đưa ra khung pháp lý nào để phòng và chống tham nhũng?

 

Ông Vũ Tiến Chiến: Vừa qua, chúng ta đã có những giải pháp hết sức tích cực. Trước hết, hệ thống cơ sở đảm bảo khung pháp lý trong điều hành. Chúng ta đã có Nghị quyết Trung ương III của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí. Việt Nam đã ban hành Luật Phòng chống tham nhũng; Ciến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng tới năm 2020 và phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. Có thể nói, với một hệ thống cơ sở pháp lý được ban hành như vậy tạo ra một khung hành lang pháp lý. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.

 

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tập trung vào những giải pháp hết sức quan trọng. Trước hết là giáo dục chính trị tư tưởng gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 

Từ khung pháp lý chung, chúng ta cụ thể hoá ra các Nghị định, quy định. Một loạt văn bản được ban hành như: Kê khai tài sản, minh bạch tài sản, chuyển đổi các vị trí công tác, chế độ xử lý trách nhiệm với người đứng đầu. Chúng ta thực hiện một loạt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai mich bạch, xây dựng tiêu chuẩn định mức, cải cách hành chính... Với những giải pháp như vậy, cùng với phòng ngừa  thì chúng ta  thực hiện tốt việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng đã được phát hiện và xử lý nghiêm.

 

Với sự quyết tâm như vậy, chúng ta có thể đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong những năm vừa qua và đặt biệt từ sau có Nghị quyết Trung ương và Luật Phòng chống tham nhũng đã có chuyển biến và đạt được một số kết quả nhất định. Theo nhận định của Tổ chức minh bạch quốc tế đánh giá, năm 2007, 2008, 2009, mỗi năm Việt Nam được nâng lên một bậc tốt hơn.

 

PV: Thưa ông, trong cuộc phòng chống tham nhũng, thông tin và sự giám sát của người dân đóng góp một vai trò rất quan trọng. Vậy chúng ta có cơ chế liên hệ như thế nào giữa người dân và các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng?

 

 Ông Vũ Tiến Chiến: Ngay tại cuộc hội thảo lần này, nhiều đại biểu đặt vấn đề “làm thế nào có mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa người dân với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước trong việc tiếp nhận thông tin về tham nhũng”. Đây cũng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.  Trước hết,  muốn làm tốt vấn đề này, chúng ta phải có cơ chế bảo vệ người tố táo, cơ chế thuận lợi cho người dân. Ví dụ thông tin bằng điện thoại, đường dây nóng, hoặc gửi tư liệu bằng video để tạo điều kiện hết sức thuận lợi để người dân cung cấp thông tin. 

 

Trong những trường hợp người tố cáo mạnh dạn đứng lên công khai thì chúng ta cũng phải dùng dư luận, cũng phải công khai vấn đề này lên để mọi dân thấy có những người mạnh dạn tố cáo và trên cơ sở đó có sự giám sát của xã hội để tránh sự trả thù.

 

Vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức hai hội nghị ở Hà Nội và TP HCM và gặp mặt các cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng. Tại cuộc gặp mặt này có rất nhiều điển hình tốt. Những cuộc gặp như vậy nhằm trao đổi kinh nghiệm, động viên kịp thời đối với những người mạnh dạn tố cáo đối với hành vi tham nhũng. Cách làm như vậy chúng ta từng bước tạo sự giám sát của người dân và tạo thuận lợi cho người dân cung cấp thông tin về tham nhũng tới các cơ quan nhà nước để xử lý và đồng thời có các biện pháp mạnh để đảm bảo an toàn cho người tố cáo. Với những giải pháp đồng bộ như vậy, chắc chắn những thông tin của người dân tới  các cơ quan sẽ thuận lợi và chúng ta có cơ hội tốt hơn để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.

 

PV: Xin cảm ơn ông!./.                                    

 

Theo vovnews.vn.

Tệp đính kèm