Cập nhật: 30/12/2009 06:23:13 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo Bộ Tư pháp, trong năm 2009, hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) trong cả nước tiếp tục được củng cố, kiện toàn, trong đó phải kể đến vai trò chỉ đạo, điều hành của Cục TGPL trong việc đã cơ bản hoàn thành xuất sắc các chương trình, kế hoạch công tác đề ra, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành về công tác TGPL.

Theo số liệu thống kê của Cục TGPL, đến nay, toàn quốc có 117 Chi nhánh, 365 Tổ TGPL và 4.005 Câu lạc bộ TGPL; 63 Trung tâm TGPL có 746 cán bộ trong đó có 206 người đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

 

Trong toàn quốc đã có trên 150 Văn phòng luật sư và 60/85 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Cục đã tổ chức thành công lớp tập huấn nghiệp vụ TGPL toàn quốc; tập huấn quản lý nhà nước về TGPL, nghiệp vụ TGPL cho các tỉnh vùng Tây Bắc; thực hiện chính sách TGPL trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khoá IV/2009 cho 86 học viên thuộc 42 tỉnh. Tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm phục vụ cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật như hội thảo Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; huy động các nguồn lực xã hội tham gia TGPL.

 

Về kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đến ngày 30/11/2009, các Trung tâm TGPL trong toàn quốc đã thực hiện TGPL được 101.913 vụ việ , tăng tăng 9,4% số vụ việc so với năm 2008; trong đó tư vấn 87.447 vụ, đại diện 1.005 vụ, bào chữa 4.484 vụ, đại diện ngoài tố tụng 1.190 vụ, hình thức khác: 823 vụ.

 

Số người được trợ giúp pháp lý năm 2009 là 92.967 (người nghèo 25.962 người, chính sách 12.904, dân tộc 25.853, trẻ em 4.495, người già: 1.812; người tàn tật: 506, đối tượng khác 21.435 người) thuộc các lĩnh vực pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, khiếu nại, tố cáo, đất đai, nhà ở, chế độ chính sách…

 

Song theo đánh giá của Bộ Tư pháp, bên cạnh những mặt đã đạt được, trong năm 2009, công tác TGPL vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như một số văn bản Cục TGPL soạn thảo đã hoàn thiện nhưng chậm được xem xét thông qua (đặc biệt là các văn bản liên tịch) do số lượng văn bản tương đối lớn, phải lấy ý kiến của nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan, đặc biệt trình tự, thủ tục ban hành còn phức tạp, phụ thuộc vào ý kiến góp ý của các cơ quan phối hợp, mặt khác nhiều văn bản điều chỉnh những vấn đề mới trong công tác TGPL và chưa có tiền lệ

 

 

Theo Báo điện tử ĐCSVN

 

Tệp đính kèm