Cập nhật: 12/02/2011 09:57:35 Article Rating
Xem cỡ chữ

Nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ người dân Ai Cập trong khi đó Thuỵ Sỹ thông báo, họ sẽ phong tỏa tài khoản lên tới hàng tỷ USD của cựu Tổng thống Ai Cập

Tại thủ đô Cairo của Ai Cập hàng trăm nghìn người dân bày tỏ niềm vui với nhiều góc độ tình cảm khác nhau họ vẫy cờ và reo hò không ngớt, rất nhiều người đã khóc, nhưng phần đông là họ tụ tập thành từng nhóm ca hát và reo mừng trước tuyên bố từ chức của Tổng thống Mubarak.

 

Cộng đồng quốc tế cũng bày tỏ sự ủng hộ với người dân nước này. Tại dải Gaza, người phát ngôn của phong trào Hamas cho rằng đây là một cơ hội hiếm có để kêu gọi các nhà lãnh đạo mới của Ai Cập bãi bỏ lệnh phong tỏa dải Gaza và mở cửa vĩnh viễn biên giới giữa hai lãnh thổ.

 

Trong khi đó, các quan chức của Israel thì phản ứng dè rặt và cho rằng còn quá sớm để đánh giá ảnh hưởng từ quyết định của Tổng thống Ai Cập Mubarak.

Tại Canada, Thủ tướng nước này Stephen Harper đã nhắn nhủ những người lãnh đạo mới của Ai Cập: Canada có một lời khuyên chân thành đối với giới nắm quyền hiện nay ở Ai Cập là phải tiến hành cải tổ, phải thực sự đi đầu và gắn mình vào quá trình đó để tạo ra một tương lai tươi sáng cho người dân Ai Cập.

 

Liên minh châu Âu (EU) cũng hoan nghênh những người biểu tình đã gây sức ép buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức sau hơn 30 cầm quyền và khẳng định, họ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển giao dân chủ  tại Ai Cập và xem xem những nhu cầu của người dân có được đáp ứng hay không.

 

Còn nước Anh thì gọi đây là thời điểm của những cơ hội, trong khi đó Đức cho rằng ngày 12/2 là ngày của những niềm vui. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Thụy Sỹ cho biết, nước này đã phong tỏa tài sản được cho là của Tổng thống Mubarak. Tài sản đó có giá trị không phải ở con số hàng triệu USD mà lên tới hàng tỷ USD ở nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau ở Thụy Sỹ.

 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng cho biết ông tôn trọng quyết định của Tổng thống Mubarak đây là một quyết định khó  khăn, nhưng vì lợi ích của người dân Ai Cập.

 

Trong khi đó tại Mỹ, ngay sau khi Phó Tổng thống Ai Cập Suleiman tuyên bố ông Mabarak từ chức, Phó Tổng thống Mỹ Joe Bilden cho biết, quá trình cải tổ sang nền dân chủ ở Ai Cập là xu thế không thể đảo ngược được và ông đánh giá đây là thời điểm quan trọng đối với người dân Ai Cập và toàn bộ khu vực Trung Đông.

 

Còn Tổng thống Mỹ Obama bày tỏ quan điểm rằng sự ra đi của Tổng thống Mubarak không phải là dấu chấm hết mà là sự khởi đầu của những thay đổi ở Ai Cập. Tổng thống Obama  đánh giá cao những cố gắng của người dân Ai Cập.

 

Ông Obama cũng khẳng định Mỹ vẫn muốn là một đồng minh thân cận của Ai Cập. Hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ liên tục giữ mối liên hệ với quân đội Ai Cập.

 

Kênh thông tin  liên lạc giữa Cairo và Washinton được duy trì thông suốt. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates và Tổng tham mưu trưởng lực lượng liên quân Mullan gọi điện liên tục cho đối tác Ai Cập.

 

Điều mà chính quyền Mỹ hiện nay phải  quan tâm và theo dõi đó là quân đội Ai Cập sẽ nắm quyền trong thời gian bao lâu nhằm thực hiện chuyển giao sang nền dân chủ. Trong một diễn biến mới nhất, Quân đội Ai Cập đã ra một tuyên bố nói rằng họ đã sẵng sàng thực hiện ý nguyện của người dân nước này, và họ cảm ơn Tổng thống Mubarak đã từ chức vì lợi ích của nhân dân Ai Cập./.

 

 

 

Theo VOVNews

Tệp đính kèm