Cập nhật: 16/12/2010 16:07:52 Article Rating
Xem cỡ chữ

Vấn đề toàn cầu hóa đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi có sự trao đổi kinh tế tài chính quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Á

Nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu về các vấn đề tỷ giá hối đoái, cơ chế tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và thương mại, sự phụ thuộc và hợp tác tiền tệ giữa các nước Đông Á, cơ chế điều chỉnh tỷ giá và mất cân bằng thương mại, chiều 15/12, tại Hà Nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Đại học Paris-Nord (Pháp) tổ chức hội thảo chuyên đề về “Triển vọng hội nhập thương mại và tiền tệ ở các nước Đông Á”.

 

Các diễn giả cho rằng, vấn đề toàn cầu hóa đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi có sự trao đổi kinh tế tài chính quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Á. Xu hướng dễ nhận thấy trong nền kinh tế thế giới là sự suy thoái kinh tế của Mỹ và sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc được các nước quan tâm.

 

Đối với các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Trung Quốc thì giá trị thực của đồng tiền đang trở thành rào cản đối với lợi ích kinh tế quốc tế của các nước. Qua nghiên cứu, cho thấy đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế và khả năng hội nhập của đồng Nhân dân tệ trong hoạt động kinh tế quốc tế.

 

Các diễn giả cũng khẳng định, việc cần thiết phải có đồng tiền chung của khu vực Đông Á trong thời gian tới, nhất là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới rất lớn.

 

Đối với Việt Nam, lạm phát trong 3 năm 2007-2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của Mỹ, cùng thời kỳ, chỉ khoảng trên dưới 20%. Nhưng cùng thời gian đó, tỷ giá chính thức giữa đồng USD so với đồng tiền của Việt Nam dường như thay đổi không đáng kể, khiến đồng tiền của Việt Nam bị định giá cao, ngược lại xu hướng mất giá của đồng USD trên thị trường thế giới có xu hướng bộc lộ rõ. Vì vậy, Việt Nam cần linh hoạt tỷ giá trong chính sách tỷ giá nhằm ổn nền kinh tế vững chắc hơn trong thời gian tới./.

 

 

 

Theo vovnews.vn

Tệp đính kèm