Cập nhật: 03/06/2011 15:28:01 Article Rating
Xem cỡ chữ

Tiêu thụ trong nước có tác  động hai mặt. Nếu tiêu thụ trong nước tăng cao sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng là yếu tố làm tăng lạm phát và nhập siêu. Khi lạm phát và nhập siêu cao, tiêu thụ trong nước “co lại” sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và nhập siêu.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (viết tắt là TMBL)- bộ phận lớn nhất của tiêu thụ trong nước- sau khi loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân năm; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI); quy mô nhập siêu qua một số năm trong bảng số liệu sau đây nhìn chung đã chứng minh nhận định này.

 

 

TỐC ĐỘ TĂNG GDP, TMBL, CPI VÀ  NHẬP SIÊU  
QUA CÁC NĂM

 

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

5 tháng đầu 2011

1. Tốc độ tăng GDP (%) (1)

7,79

8,44

8,23

8,46

6,31

5,32

6,78

5,43

2. Tốc độ tăng TMBL (%)

10,8

11,3

15,4

15,6

10,0

11,0

14,0

6,4

3. Tốc độ tăng CPI (%)

9,5

8,4

6,6

12,6

19,89

6,52

11,75

12,07

4. Nhập siêu (tỷ USD)

5,5

4,3

5,1

14,2

18,0

12,9

12,6

6,6

 (Nguồn: TCTK)

Bước vào năm 2011, sau khi ăn tiêu một cái Tết tưng bừng, thì cũng  đồng thời góp phần làm cho tốc độ tăng CPI cao lên qua các tháng trong 4 tháng đầu năm (tháng 1 tăng 1,74%, tháng 2 tăng 2,09%, tháng 3 tăng 2,17%, tháng 4 tăng 2,32%- tính chung 4 tháng đã tăng 9,86%, cao hơn mục tiêu đề ra cả năm).

Cùng với việc thực hiện hàng loạt các giải pháp khác về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, ổn định thị trường vàng, ổn định thị trường ngoại tệ, rà soát và bước đầu cắt giảm đầu tư công,…, TMBL đã có xu hướng “co lại”.

Như vậy, tốc độ tăng TMBL đã giảm tương đối nhanh qua các tháng; tốc độ tăng của 5 tháng năm nay thấp rất xa so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (6,4% so với 16,7%)

Không chỉ “co lại” về tốc độ, TMBL còn có sự chuyển dịch về cơ cấu

Theo loại hình kinh tế, kinh tế nhà nước tăng cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng trong TMBL của khu vực này đã cao lên (11,1% so với 10%). Đây là một kết quả tích cực, do nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc bán hàng bình ổn giá, vừa góp phần kéo giá xuống để kiềm chế lạm phát, vừa có tác dụng hỗ trợ những người có thu nhập thấp trong việc mua và tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu. Đây cũng là một bài học cần được mở rộng; nhưng cần tăng cường giám sát, kiểm tra chặt chẽ để phát huy tác dụng đầy đủ hơn, rộng rãi hơn, hiệu quả hơn.

Kinh tế tư nhân tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (34,5% so với 33,5%). Kinh tế cá thể trong lĩnh vực bán lẻ có một số điểm đáng lưu ý. Loại hình này vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình kinh tế, nhưng tăng thấp hơn tốc độ tăng chung, nên tỷ trọng đã giảm so với cùng kỳ năm trước (50,5% so với 52,6%). Việc chiếm tỷ trọng cao nhất của khu vực cá thể chứng tỏ đối tượng mua bán trên thị trường phần đông vẫn là người có thu nhập còn thấp, thị trường nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Một điểm khác cần chú ý là tăng mật độ và nâng cấp các chợ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi (mấy xã mới có một chợ, mấy ngày mới có một phiên, thậm chí có xã không có một quầy hàng, một cửa hàng nào).

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm hơn nữa để bảo vệ sức khỏe người dân. Phương tiện cân đo đong đếm ở khu vực này cũng cần phải được chấn chỉnh để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng. Thời gian qua có một hiện tượng là chênh lệch giá mua, bán từ nơi sản xuất, đến các chợ đầu mối, từ các chợ đầu mối đến các chợ bán lẻ còn lớn, làm cho giá tiêu dùng bị khuyếch đại lên.

Theo ngành hoạt động, ngành thương nghiệp (hàng hóa là chủ yếu) tăng tới tốc độ cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất (78,9%). Điều đó chứng tỏ trong điều kiện lạm phát, người tiêu dùng vẫn hướng chủ yếu vào hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu. Các ngành dịch vụ (dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch, dịch vụ khác) vẫn tăng lên, nhưng với tốc độ thấp hơn, nên tỷ trọng TMBL còn thấp (dịch vụ lưu trú và ăn uống 11,3%, du lịch 1%, dịch vụ 8,8%)

Như vậy, về tốc độ tăng của TMBL đã và đang có xu hướng chậm lại. Xu hướng này đã và sẽ góp phần làm cho tổng cầu tăng chậm lại, giảm sức ép đối với lạm phát, tốc độ tăng CPI sẽ tiếp tục chậm lại trong các tháng tới

Tuy nhiên, tốc độ tăng TMBL hiện vẫn còn cao hơn tốc độ tăng GDP (quý I tăng 8,7% so với tăng 5,43%, khả năng 6 tháng tăng trên 6% so với 5,6% theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Mặt khác có một bộ phận dân cư có thu nhập cao đã dồn chi tiêu cho hàng ngoại nhập, vô hình chung đã khuyến khích việc gia tăng nhập hàng xa xỉ, hàng cao cấp. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho nhập siêu liên tục gia tăng trong các tháng đầu năm nay.

Để giảm nhập siêu, bên cạnh những giải pháp khác, liên quan đến tiêu thụ trong nước cần thực hiện nhiều giải pháp

.Một, cần làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hai, cần ngăn chặn tư tưởng sùng bái hàng ngoại đồng thời với việc nâng cao chất lượng, thay đổi chủng loại, mẫu mã phù hợp với thị hiệu của người tiêu dùng.

Ba, áp dụng các rào cản kỹ thuật trong phạm vi cho phép; áp thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu,

Bốn, tiếp tục quản lý  tốt thị trường ngoại tệ, chống đô la hóa thông qua việc cung ứng ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu

Tệp đính kèm