Cập nhật: 07/11/2011 15:31:22 Article Rating
Xem cỡ chữ

Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình. Theo đó, ngân hàng nào không có điều kiện cho vay thì phải chuyển một số vốn tương ứng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thực hiện việc cho vay này.

Thống đốc NHNN khẳng định: Trong tình hình khó khăn như hiện nay, tất cả các ngân hàng đều thấy rằng đầu tư cho nông dân là hiệu quả nhất, an toàn nhất và có ý nghĩa nhất (ảnh MH)

"Hệ thống ngân hàng rất coi trọng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đến thời điểm này tín dụng của toàn hệ thống tăng gần 10%, nhưng riêng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đã tăng 32%. Chúng tôi thấy hiệu quả của nền kinh tế tăng lên rất nhiều, chúng ta vừa đáp ứng được phát triển sản xuất lại vừa đảm bảo được an sinh xã hội," Thống đốc cho biết.

 

Đó là lý do mà Thống đốc NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng lớn, thực hiện tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp tối thiểu đạt 20%. Riêng Ngân hàng NN&PTNT là đơn vị chủ đạo trong chương trình này, tỉ lệ tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp tối thiểu phải đạt 80% tổng dư nợ.

 

Trước đây, để khuyến khích các doanh nghiệp mua lúa của người dân, NHNN đã nhiều lần cấp tín dụng với lãi suất 0% trong thời hạn 6 tháng cho các doanh nghiệp. Nhưng theo điều tra, nông dân gần như không được hưởng lợi nhiều từ chính sách này mà phần lớn lợi nhuận lại về tay các thương lái, các đầu nậu.

 

Trong thời gian tới, Thống đốc NHNN chỉ đạo xây dựng sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ngân hàng thương mại để những chính sách hỗ trợ nông nghiệp đến được tay người nông dân, đồng thời có cơ chế hỗ trợ nhằm tạo ra một chuỗi liên hoàn trong nông nghiệp từ đầu tư cho sản xuất, phân phối cho tới khâu thu lại tiền để tạo được sự gắn kết giữa các bên.

 

 

Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định: sản xuất nông nghiệp đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng năm đem về cho đất nước gần 20 tỉ đô la Mỹ, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực thực phẩm không chỉ cho thị trường trong nước mà trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL đạt 11,7%/năm, cao gấp rưỡi tăng trưởng bình quân chung của cả nước.

 

 

 

Theo Hải Minh/GD&TĐ Online

 

Tệp đính kèm