Cập nhật: 31/01/2012 11:03:47 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong đó tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống tài chính, hệ thống các ngân hàng thương mại.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng 2011 đã khép lại với nhiều con số khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt gần 5,9%; tổng thu ngân sách nhà nước cả năm đạt khoảng 675.000 tỉ đồng, tăng trên 13% so với dự toán; bội chi ngân sách giảm còn 4,9%; nợ công còn khoảng 54% GDP. Nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng cao, như tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm trước…

 

Năm 2012, Chính phủ tiếp tục điều hành kinh tế theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Các nhóm giải pháp, từ chính sách tiền tệ đến đầu tư, chi tiêu công, hạn chế nhập siêu, giảm bội chi ngân sách… trong năm 2012 của Chính phủ đều hướng tới việc thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát.

 

Theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), mục tiêu đưa lạm phát về mức một con số là nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2012, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; trong đó tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống tài chính, hệ thống các ngân hàng thương mại. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng,  chúng ta vẫn phải tập trung thắt chặt chính sách vĩ mô, cũng như  đẩy mạnh thắt chặt chính sách tài khóa để hỗ trợ cho chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Vấn đề thứ hai nữa đó là thị trường thế giới có thể năm 2012 vẫn diễn biến bất thường. Do độ mở của kinh tế Việt Nam thì biến động thị trường thế giới sẽ rọi trực tiếp đến Việt Nam và thậm chí khuyếch đại những phần tiêu cực, do đó năm 2012 phải  xây dựng được một cơ chế để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cức đến thị trường Việt Nam, kể cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như vấn đề điều hành chi phí sản xuất, giá tiêu dùng để góp phần kiểm soát lạm phát).

 

Năm Nhâm Thìn 2012 này sẽ là năm đầy thử thách, nhưng chúng ta tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ ứng phó linh hoạt, sẽ vượt qua khó khăn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hai yếu tố chính làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá bền vững trong 10 năm qua chính là vốn và sức lao động, bởi vậy có nhiều khả năng, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao trở lại./.

 

 

Theo Hữu Tiến/Trung tâm tin

Tệp đính kèm