GD Cuộc thi Giao thông thông minh trên Internet Để công tác tổ chức cuộc thi Giao thông thông minh trên Internet được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT hướng dẫn và chỉ đạo các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tổ chức các vòng thi chính thức của cuộc thi cho học sinh. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo mỗi thí sinh được dự thi trên một máy tính/ lượt. Máy tính phải được cài trình duyệt Mozilla Firefox hoặc Google Chrome và phần mềm Adobe Flash Player cập nhật bản mới nhất. Học sinh qua vòng 6 mới được thi quý I, qua vòng 12 mới được thi quý II, qua vòng 18 mới được thi quý III, học sinh phải thi đủ 3 cuộc thi quý mới được xét giải cả năm học. Mỗi khung giờ thi, mỗi ngày thi phải có mã số thi riêng Bảo mật mã số thi, chỉ công bố mã số thi cho học sinh trong phòng thi trước giờ làm bài thi 5phút. Các trường lập danh sách học sinh đủ điều kiện tham gia dự thi, gửi về Ban Tổ chức 1 bản, 1 bản nhà trường lưu và cử cán bộ giám sát phòng thi. Tổ chức thi Quý chính thức đúng ngày, giờ thi cho từng cấp học, từng khu vực được phân theo lịch dưới đây của ban tổ chức cuộc thi.Để phân tải hệ thống nhằm đảm bảo cuộc thi về mặt kỹ thuật, các tỉnh thành sẽ được chia ra thành 3 khu vực. Khu vực 1 gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên. Khu vực 2 gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Khu vực 3 gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre,Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Ban Tổ chức cấp toàn quốc có trách nhiệm xét giải theo cách thức: Tiểu ban Công nghệ trình danh sách đề cử dựa vào kết quả thi quý trên hệ thống theo dõi. Các trường có học sinh trong diện xét giải gửi “Danh sách học sinh tham gia dự thi”, bao gồm họ tên, lớp, thời gian dự thi và kết quả thi, có xác nhận của nhà trường về cho Ban tổ chức để Ban tổ chức tiến hành xét giải. Ban Tổ chức công bố các học sinh tham gia dự thi đạt giải. Hệ thống thi Giao thông thông minh ra mắt ngày 20/8 sẽ được tổ chức thi trên mạng internet tại địa chỉ: http://gttm.go.vn dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên cả nước. Với những câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng flash game ngộ nghĩnh mô tả về các tình huống giao thông quen thuộc hàng ngày. Bên cạnh phần thi trắc nghiệm, các em còn được tham dự cuộc thi ảnh giao thông thú vị nhằm thay đổi kiến thức, kĩ năng, và thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông của học sinh, sinh viên trên cả nước. Những bức ảnh đẹp về bố cục và thông điệp sẽ được ban tổ chức trao tặng những phần quà giá trị. Theo GD và TĐ Online Kinh tế Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề đặt ra | | | Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tăng cường và đảm bảo các quyền sử dụng đất của người sử dụng đất luôn là trọng tâm của khuôn khổ chính sách và pháp luật đất đai. Thời gian qua, quyền sử dụng gắn liền với đất được giao cho người sử dụng đã được thiết lập và sau đó được mở rộng đáng kể trong Luật Đất đai năm 1993 và 2003. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế nhất định đối với đất nông nghiệp do những người sử dụng đất quy mô nhỏ sử dụng. Do đó, dẫn đến nhận thức chưa rõ ràng về tình trạng sử dụng đất. Những hạn chế này bao gồm giới hạn về thời hạn và quy mô sử dụng đất nông nghiệp cũng như mục đích sử dụng đất được phép đã được quy định từ khi giao đất. Thời hạn sử dụng là 20 năm đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được quy định lần đầu tiên trong Luật Đất đai năm 1993. Phải làm gì khi rất nhiều thửa đất hết thời hạn sử dụng vào năm 2013 đang là mối quan tâm của nhiều người sử dụng đất cũng như các nhà hoạch định chính sách trong nhiều năm qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế thời hạn sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng tiêu cực tới người sử dụng đất khi quyết định đầu tư. Trên toàn quốc, tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp trong tổng đầu tư xã hội đã và đang giảm dần, từ 13,2% năm 2000 xuống còn 6,9% năm 2009, và đến năm 2011 chỉ còn khoảng 6%. Nhìn chung, hạn chế thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trong Luật Đất đai năm 1993 và 2003 đã thể hiện hướng tới việc phân phối đất một cách công bằng. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm và đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất là 50 năm. Luật này cũng quy định những người sử dụng đất hiệu quả và tuân thủ nghiêm mục đích sử dụng đất theo quy định có thể tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn sử dụng đất. Tuy vậy, vấn đề về tính hiệu quả và tuân thủ vẫn không được quy định rõ ràng và không có tiêu chí cụ thể. Thậm chí, nếu có tiêu chí, thì chi phí để đánh giá và chứng nhận các hoạt động sử dụng đất của hàng triệu nông dân sẽ rất lớn. Các công việc hành chính sau đó để phân bổ lại đất đai của những người nông dân không được tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn cho những người nông dân khác sẽ gây nhiều bức xúc trong xã hội. Chi phí làm điều này chắc chắn sẽ vượt quá lợi ích thu được. Hơn thế nữa, dù có cho phép một thời hạn sử dụng đất dài hơn thì cuối cùng người sử dụng đất cũng sẽ gặp nhiều rắc rối khi thời hạn sắp kết thúc, trừ khi thời hạn sử dụng đất được tự động kéo dài thêm trước khi hết hạn. Nói một cách khác, việc giới hạn thời hạn sử dụng đất có ít ý nghĩa thực tế. Để khắc phục những bất cập về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai trình tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá 13 đề xuất bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm. Cụ thể, tại Điều 109 của Dự thảo về đất sử dụng có thời hạn nêu rõ: Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 112 của Luật này là năm mươi (50) năm. Cũng theo Dự thảo, khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá năm mươi (50) năm. Có thể thấy, với thời hạn trên, người sử dụng đất yên tâm hơn trong việc đầu tư sản xuất, cải thiện cây trồng, đầu tư vào tăng độ mầu mỡ của đất, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp để tiến tới một nền nông nghiệp cạnh tranh cao và bền vững hơn. Ngoài ra, người sử dụng đất có nhiều hơn điều kiện để áp dụng kinh nghiệm canh tác cũng như quản lý đất và rừng tốt, có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất và rừng hiệu quả hơn. Rõ ràng, sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn dài hơn sẽ làm giảm bớt áp lực cho người nông dân, tạo ra một động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, khiến cho người nông dân tự tin hơn trong đầu tư dài hạn để tăng năng suất và sản lượng. Việc xóa bỏ hay kéo dài thời hạn sử dụng đất cũng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính để đánh giá tình hình sử dụng đất và phân bổ lại đất khi hết thời hạn sử dụng. Những lo ngại về khả năng cho phép mở rộng tích tụ đất đai sẽ dẫn đến việc xuất hiện một tầng lớp “địa chủ mới” có thể được giải quyết tốt hơn thông qua các biện pháp bổ sung như: Thuế, hỗ trợ có mục đích, hay tái phân phối lại đất theo cơ chế thị trường, nếu cần thiết. Vấn đề đặt ra, liệu có thể áp dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn cho các cá nhân và hộ gia đình hay không? Và, trong trường hợp cần giới hạn thời hạn sử dụng đất thì cần quy định rõ những gì Nhà nước sẽ làm khi hết thời hạn! Theo Báo điện tử ĐCSVN |
|
|