Cập nhật: 19/11/2011 13:30:04 Article Rating
Xem cỡ chữ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu.

Mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định; làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo như tác động, điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt thiết bị của phương tiện đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn cho phép;...

 

Hình thức xử phạt bổ xung với các hành vi trên là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng.

 

Theo Nghị định, đối với một trong các hành vi như: Không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán sai giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

 

Bên cạnh đó, hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

 

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không chấp hành quy định về mức điều chỉnh giá, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu và thời gian tối đa giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu.

 

Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau: Không niêm yết thời gian bán hàng tại nơi bán hàng; niêm yết thời gian bán hàng không rõ ràng, dễ thấy.

 

Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có một trong các hành vi như: Cắt giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng; không bán hàng hoặc ngừng bán hàng mà không có lý do chính đáng; giảm lượng bán hàng ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

 

Phạt tiền từ 40-50 triệu dồng đối với tổng đại lý, thương nhân đầu mối có hành vi cắt giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng

 

Hành vi vận chuyển, buôn bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới phạt từ 5-70 triệu đồng

 

Các hành vi vận chuyển, buôn bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới không đúng quy định sẽ bị phạt từ 5-70 triệu đồng tùy theo trị giá xăng dầu. Cụ thể, phạt 5 triệu đồng nếu trị giá xăng dầu đến 10 triệu đồng; mức phạt cao nhất đến 70 triệu đồng nếu trị giá xăng dầu từ 100 triệu đồng trở lên và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Theo Nghị định, hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau: Cảnh cáo; phạt tiền, trong đó mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng.

 

Nghị định 104/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.

 

 

Theo Hải Minh/GD&TĐ

Tệp đính kèm