Cập nhật: 23/06/2012 11:12:36 Article Rating
Xem cỡ chữ

Sáng ngày 22/6, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo góp ý cho Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”, do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chủ trì. Tham dự còn có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trường Bùi Văn Ga cùng lãnh đạo Công đoàn GDVN, Viện KHGD Việt Nam và các Vụ, Cục chức năng.

 

Mở đầu Hội thảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GDVN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD là khâu then chốt”. Để triển khai thực hiện Nghị quyết và chuẩn bị cho việc xây dựng Nghị quyết TW VI Khóa XI, Ban cán sự Đảng, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo TW triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”.

 

Sau hơn 25 năm kể từ ngày đổi mới đất nước, sự nghiệp GD-ĐT của nước nhà đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu to lớn, đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Trong xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới, GD-ĐT nước ta đã từng bước đổi mới, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu học tập cảu nhân dân.

 

Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ công cuộc đổi mới đất nước so với mong muốn của nhân dân, GD-ĐT vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, nhất là về chất lượng GD-ĐT, QLGD, đội ngũ nhà giáo và CBQL, về chương trình, nội dung, phương pháp và về tài chính, CSVC…vv. Vì thế, Đề án này ra đời sẽ góp phần thực hiện và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH và Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

 

Theo đó, mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, GD-ĐT Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội hội nhập quốc tế, tạo ra nguồn nhân lực thực sự trở thành khâu đột phá quan trọng trong việc đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển đất nước trong giai đoạn sau.

 

Quan điểm chỉ đạo đã chỉ rõ: Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT là đổi mới từ nhận thức, cách tiếp cận, đổi mới các điều kiện, các giải pháp, cốt lõi, có tính hệ thống các thành tố của quá trình GD, tạo ra chất lượng sản phẩm tốt; Đồng thời theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế và phải có tính kế thừa, thay đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển đất nước. Để đạt được các mục tiêu, Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đổi mới QLGD và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được coi là đột phá.

 

 

Sau khi nghe các đại biểu góp ý cho Dự thảo Đề án, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu: Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều công việc, hình thành nhóm nghiên cứu, tổ chức nhiều Hội thảo ở các đơn vị cơ sở và Ban Tuyên giáo TW, Dự thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến quí báu của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia đầu ngành. Tuy nhiên, cần tăng cường hợp tác với các Bộ, ngành để tăng cường công tác chỉ đạo cho Đề án, để làm sao hoàn thiện Dự thảo, đến ngày 15/7 báo cáo Ban Cán sự Đảng để xin ý kiến, hoàn thành nốt các kế hoạch dự kiến tiếp theo. Ngoài ra, phải có phần đánh giá rõ ràng và cụ thể hơn, cái được và chưa được, tình hình thực hiện của Chính phủ và chỉ đạo của Đảng, các Bộ, ngành. Những bài học lịch sử, báo cáo tổng kết, kinh nghiệm đưa thêm vào phần phụ lục…vv.

 

 

Theo Việt Hoa/ GD&TĐ

 

 

Tệp đính kèm