Cập nhật: 22/04/2010 15:38:26 Article Rating
Xem cỡ chữ

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, chưa bao giờ các dòng ý tưởng, phát minh, công nghệ mới trở nên mạnh mẽ đến thế, mạnh đến nỗi chúng ta khó tưởng tượng thế giới của chúng ta sẽ ra sao trong 10, 20 hoặc 50 năm nữa.

 

 Những công nghệ nào ngày nay sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta sống trong tương lai? Sau đây là 10 công nghệ mới nổi mà Viện công nghệ Massachussetts (Mỹ) bình chọn có thể làm thay đổi thế giới tương lai.

 

1. Nhiên liệu mặt trời. Giáo sư Noubar Afeyan của tổ chức Joule Biotechnologies đã tạo ra các tổ chức vi sinh vật được thay đổi về gene có thể biến ánh nắng mặt trời thành ethanol hay dầu diesel có thể giúp nhiên liệu sinh học cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch cả về giá cả và quy mô.

 

2. Điện thoại 3D. Bộ phim bom tấn gần đây như Avatar và Up đã càng làm tăng tính phổ dụng của phim 3D. Julien Flack của hãng Dynamic Digital Depth đang dẫn đầu trong việc đưa ra những tác phẩm 3D không chỉ trên TV mà còn ở điện thoại thông minh và các thiết bị di động thông qua một công nghệ có thể chuyển đổi nội dung 2D hiện tại thành 3D.

 

3.Thuốc kháng sinh tác động kép. Germaine Fuh của hãng Genentech đã tìm thấy một cách hứa hẹn để chống lại các bệnh như ung thư và AIDS thông qua thuốc kháng sinh tác động kép giúp bệnh nhân có được 2 loại thuốc mà chỉ phải trả tiền cho 1 loại. Điều này hứa hẹn tạo ra loại thuốc có hiệu quả hơn và giá thành rẻ hơn.

 

4.Tìm kiếm thời gian thực. Amit Singhai đang hướng những tìm kiếm của Google sang các mạng lưới xã hội để có kết quả tìm kiếm nhanh đến từng giây mà vẫn đảm bảo tính phù hợp và chất lượng như tìm kiếm trên web.

 

5. Quang điện bẫy sáng. Bằng cách tạo kết tủa các hạt nano bạc trên bề mặt một tấm pin mỏng, tiến sĩ Kylie Catchpole của đại học quốc gia Úc đã tìm ra một phương thức để nâng hiệu suất của pin – điều có thể khiến năng lượng mặt trời cạnh tranh mạnh mẽ hơn với nhiên liệu hoá thạch.

 

6. Tế bào mầm được thiết kế. James Thomson của tổ chức Cellular Dynamics và trường ĐH Wisconsin có tiềm năng tạo ra cuộc cách mạng về việc giám sát thuốc và nghiên cứu bệnh tật. Đó là cách tạo ra bất kỳ một tế bào nào (trong ống nghiệm) từ các bệnh nhân có các căn bệnh khác nhau.

 

7. TV xã hội. Những người đã cố gắng kết hợp các mạng xã hội với TV, sử dụng máy tính xác tay và điện thoại thông minh để gửi nhận xét về các sự kiện trực tiếp như giải Oscars hay Thế vận hội. Nhà khoa học Marie-Jose Montpetit của viện MIT đang nghiên cứu về TV xã hội – một cách kết hợp tính chủ động của các mạng xã hội với tính bị động của cách xem TV truyền thống.

 

8. Xi măng xanh. Việc tạo ra xi măng đang tạo ra khoảng 5% khí thải carbon toàn cầu. Nhà khao học Nikolaos Vlasopoulos của Novacem vừa tạo ra một loại xi măng “thấm” carbon chứ không phải là một nguồn tạo carbon.

 

9. Thiết bị điện có thể cấy được. Nhà khoa học Fiorenzo Omenetto của ĐH Tuffs đang tạo ra những thiết bị điện tử cấy được có thể sử dụng để chuyển thuốc, kích thích dây thần kinh… Khi thiết bị này hoàn thành công việc của mình, nó sẽ tự tan.

 

10. Lập trình đám mây. Tại trường ĐH California (Mỹ), nhà khoa học Joseph Hellerstein đang tạo ra một phần mềm giúp xây dựng các ứng dụng đám mây với hy vọng mang lại một làn sóng mới các ứng dụng cho các nhà phân tích truyền thông xã hội, điện toán doanh nghiệp hoặc các mạng lưới cảm ứng theo dõi tín hiệu động đất.

 

 

 

Theo GD&TĐ Online

Tệp đính kèm