Mong muốn con thông minh, khoẻ mạnh là điều đương nhiên của bậc làm cha, mẹ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đạt như mong muốn là, do đâu?
Muốn nâng cao chất lượng sống, không thể không quan tâm đúng mức đến con trẻ, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Nếu trẻ tránh được những độc hại, và được ăn uống đúng mức hợp lý, tất yếu chúng sẽ phát triển hài hoà những khả năng trí tuệ, và khoẻ mạnh. Ngày nay các nhà khoa học đã biết rõ những yếu tố sinh học tạo điều kiện tốt, và ngược lại yếu tố nào làm rối loạn việc xử lý thông tin.
Theo các nhà khoa học, ở tuần thứ tám sau khi thụ thai, các nơron thần kinh có tác dụng tạo ra trí thông minh cho đứa bé sau này biết tự xử lý các vấn đề và suy nghĩ một cách logic, bắt đầu được hình thành và hoàn tất cơ bản vào thời điểm trẻ được một năm tuổi. Khả năng học tập, phong cách sống của trẻ ở nhà trẻ, trường học; sự trau dồi tri thức phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố sinh học mà con trẻ đã thu nạp từ khi mới thụ thai đến quá trình nuôi dưỡng.
Vậy trong thời gian người mẹ mang thai, và đứa trẻ cần tránh những gì và nên ăn những gì, như thế nào?
Kiêng
Thuốc lá. Không có ngưỡng an toàn cho “hút thuốc lá thụ động”. Khói thuốc lá ảnh hưởng đến não khiến đứa trẻ bị rối loạn trong quá trình học hành, rối loạn hành vi, chỉ số thông minh thấp. Ở lứa tuổi từ 9 -12, những trẻ bị “hút thuốc lá thụ động” từ trong bụng mẹ (tử cung) có chỉ số thông minh thấp hơn những đứa trẻ không bị hút thuốc lá thụ bình thường. Thậm chí chúng còn kém thị lực và giảm thông minh về ngôn ngữ.
Mẹ hút thuốc lá, hoặc hút thụ động có thể bị đẻ non, trẻ thiếu cân, thậm chí chết lưu thai. Khói thuốc lá chứa 4 000 loại hoá chất như chì, xyanua, và 60 hợp chất gây ung thư. Trong đó có hai hợp chất đặc biệt là nicotine và cacrbon monoxitde (CO), hai hợp chất này gây biến chứng thai kì. Nicotin dễ dàng thấm qua da, vào cơ thể chỉ sau 7 giây nó đã chạy lên não. CO có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
PCB và dioxin. PCB là viết tắt của từ Policlobiphpenyl, là một chất tổng hợp giữ nhiệt ổn định và dễ cháy. Trước đây người ta sử dụng rộng rãi trong nhà máy điện, các trạm truyền hình. Sau những vụ hoả hoạn, hợp chất PCB bị phân tán trong môi trường. PCB là hợp chất độc hại, rất bền vững trong môi trường, đặc biệt là trong các mô mỡ động vật và người. Là một hợp chất tích luỹ trong mỡ, nó có khả năng gây ung thư. PCB khi phân huỷ sẽ sinh ra chất dioxin. PCB và dioxin là chất độc hại thần kinh. Khi bị phơi nhiễm có biểu hiện rối loạn trí nhớ,...
Nếu trẻ em sinh ra bởi mà người mẹ làm việc trong môi trường có PCB, dioxin thì vận động thần kinh chậm chạp, thiếu khả năng nhận thức do tổn thương về trí nhớ và thị giác. Ở gần những nơi thiêu huỷ rác thải là khả năng bị nhiễm dioxin cao.
Chì. Theo GS, TSKH Lê Huy Bá: “Mỗi điếu thuốc lá chứa từ 4 -12mg chì. Bị nhiễm độc chì do bởi hút thuốc thụ động là rất lớn. Bụi trung bình ở đô thị là 1mg/m3, muốn hay không chúng ta vẫn hít phải một lượng chì chừng 1,5mg/ngày. Chì còn xâm nhập qua con đường thực phẩm, điều này khó kiểm soát. Chì vào cơ thể qua các đồ dùng hàng ngày như cốc, ấm uống nước…
Trẻ em bú hay chùi tay vào miệng có nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn bốn lần trẻ nhỏ bú không có thói quen chùi tay lên miệng. Các cháu còn có thói quen hôn hít đồ chơi có sơn, ngậm miệng vào các đồ dùng có sơn, đều có nguy cơ nhiễm độc chì cao.”
Guy Huel (Canada) và các cộng sự đã kết luận: “Tiếp xúc với chì từ trong tử cung sẽ dẫn đến thiếu nhạy cảm trong vận động tâm thần đối với trẻ dưới một tuổi và nó thiếu khả năng nhận thức vào lúc 6 tuổi…”
Thuỷ ngân. Thuỷ ngân có trong hợp kim làm răng giả; chất thải công nghiệp, khói của các nhà máy nhiệt điện. Và chúng ta tiếp xúc với dimethyl thuỷ ngân (CH3- Hg – CH3), hình thành do các vi khuẩn chuyển hoá đổi từ thuỷ ngân vô cơ.mà thành. Hợp chất dimethyl thuỷ ngân tích tụ trong những loài thân giáp; nhất là tảo biển hấp thụ thuỷ ngân từ không khí (thoát ra từ các nhà máy nhiệt điện). Tảo chết, phân huỷ, thành dimethyl thuỷ ngân và cá ăn loài này thâm nhập vào cá. Chất độc theo chuỗi thức ăn của cá. Năm loại cá có nhiều hợp chất thuỷ ngân nhiều hơn cả là cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá pecca vàng và cá ngừ…. Một số có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp: Cá hồi, cá trê, cá tuyết, cá trích, cua và tôm. Bị ngộ độc thuỷ ngân nhẹ có thể gây rối loạn hoạt động của trẻ.
Ngộ độc do khi hít phải thuỷ ngân, khi qua hàng rào máu não, thuỷ ngân sẽ ở lại trong não và vỏ não. Thuỷ ngân ô xi hoá thành dạng ion,… cản trở các enzyme và tác động chức năng vận chuyển của tế bào.
Thức ăn nào cần cho não
Axit béo omega-3. Hàng ngày con người cần được cung cấp đầy đủ năm chất dinh dưỡng cơ bản: chất đạm (protitd); chất béo (lipitd); đường bột (gluxitd); vitamin và chất khoáng.
Chất béo gồm axit béo no và axit béo không no. Axit béo chứa carbon, hydro và oxy.
Axit béo omeéga-3 có nhiều trong mỡ cá ở vùng biển sâu lạnh như cá hồi. Axit o ( chất lỏng này quen gọi là dầu gan cá thu). Omega-3 là tiềm năng của DHA và EPA (viết tắt docosahexaenoic, một axit béo không no).
Thành phần của não là chất béo và DHA chiếm ¼ lượng chất béo này. Sữa mẹ nhiều DHA, sữa bò rất ít DHA. DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, sữa mẹ là tốt nhất với trẻ trong thời kỳ bú, nhất là trẻ sơ sinh.
Sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt, trẻ em ở tất cả các mọi lứa tuổi đều tỏ ra chậm chạp hơn về chức năng hoạt động và tinh thần. Những thiếu niên khi hàm có lượng sắt dưới 12mg/ml khả năng tập trung của trẻ kém, xử lí các thông tin chậm hơn, tính toán kém hơn và tổng thể có chỉ số IQ thấp hơn trẻ bình thường không thiếu sắt. Nguy hại hơn là sự thiếu hụt sắt, tạo cơ hội cho việc tích luỹ chì vào cơ thể.
Theo bác sỹ Phùng Hoàng Đạo:“Sắt tham gia vào việc tạo myoglobin, sắc tố, hô hấp của cơ và tạo đặc tính trữ oxy của cơ; tham gia vào cấu tạo nhiều enzyme. Nhu cầu trẻ còn bú từ 3 đến 12 tháng là từ 7- 9mg/ngày”.
Vitamin C cần thiết cho việc tổng hợp các axit ribonucleic, giúp sự biểu hiện và chú ý.
Cholin là thành phần quan trọng của lớp myelin bao quanh sợi thần kinh, và là chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu, giúp cho nơron của phần tiền đình ở não phát triển. Cholin có trong thành phần của lòng đỏ trứng gà. Thiếu nó có thể làm cho gan nhiễm mỡ, chết tế bào gan. . Nó giúp trẻ có trí nhớ tốt và thông minh. Cholin là thành phần axit ribonucleic rất quan trọng của não, nó giúp cho nơron của phần tiền đình ở não phát triển. Cholin có trong thành phần của lòng đỏ trứng gà. Thiếu Cholin có thể làm cho gan nhiễm mỡ, chết tế bào gan.
Thực đơn bổ dưỡng não
Bữa sáng. Trứng luộc; các thực phẩm chứa chất nhiều protein và hàm chứa sắt; nước hoa quả là nguồn vitamin C. Bánh mỳ nguyên chất cung cấp cho não phức hợp gluxcit. Không nên cho trẻ ăn sáng đường trắng, mật ong, mứt, bánh mỳ trắng, những thức này có thể gây chứng rối loạn máu thừa glucoza, sẽ gây làm giảm tập trung và buồn ngủ. Có thể ăn sữa đậu nành, nguồn thức ăn giàu protein, axit anpha linoleic và cholin.
Bữa trưa. Cá hồi hấp, ăn với cơm. Cá hồi cung cấp sắt và axit béo (đã nói ở trên). Cơm cung cấp đường ,chất gluxcitde; Hoa quả, hạt cung cấp vitamin và khoáng chất. Có thể uống loại nước khoáng giàu canxi, magie để thải những kim loại nặng không bị tích tụ.
Bữa tối. Cuối bữa nên cho trẻ ăn một chút hỗn hợp bột tảo, nhằm cung cấp chất đường gluxcitde.
Thật không gì hạnh phúc hơn có những đứa con khoẻ mạnh và có trí não phát triển hài hoà!
Theo VNN