Cập nhật: 21/03/2011 23:14:07 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong đợt khảo sát điều tra khảo cổ học đầu tháng 3 tại tỉnh phía bắc Thái Nguyên, các nhà khảo cổ đã tim được một chiếc răng voi hóa thạch, được cho là răng voi châu Á.

"Căn cứ vào mức độ hóa thạch, niên đại của răng voi có tuổi từ 30.000 - 50.000 năm. Đây là trường hợp đầu tiên hóa thạch loài răng voi này được tìm thấy ở Thái Nguyên", tiến sĩ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khảo cổ nói.

 

Răng voi hóa thạch này được phát hiện vào đầu năm 2011 tại khu vực sông Thần Sa (huyện Võ Nhai), đoạn chảy qua di chỉ mái đá Ngườm, một di tích khảo cổ học nổi tiếng đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

 

Mặt nhai của răng voi. Ảnh do tiến sĩ Trình Năng Chung cung cấp.

 

Ông Đồng Văn Chung, 71 tuổi, một người dân sở tại cho biết, hóa thạch được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3m so với lòng sông Thần Sa, một trong những hố đào vét lòng sông để đãi vàng. Lúc đầu, những người đãi vàng cho rằng, đó chỉ là hòn đá bình thường, nhưng do hình thù khá kỳ lạ nên nó đã được giữ lại.

 

 

Mặt nghiêng của răng voi. Ảnh do tiến sĩ Trình Năng Chung cung cấp.

 

Theo tiến sĩ Trình Năng Chung, đó là hóa thạch của voi châu Á, tên khoa học là Elephas maximus. Voi này sống cách nay hơn 1 triệu năm từ thời sơ kỳ cánh tân cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại. Voi nặng từ 3.000 kg đến 5.000 kg, cao từ 2m đến 4m.

 

Các nhà khảo cổ cho rằng, loài voi này sống cùng thời với bầy người nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Ngườm nổi tiếng đã phát hiện thấy trong thung lũng Thần Sa, Thái Nguyên.

 

Theo khoahoc online

Tệp đính kèm