“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học” đã làm chủ được công nghệ của các nền công nghệ sinh học (công nghệ gene công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ nano sinh học..), tạo ra các sản phẩm thiết thực phục vụ kinh tế, xã hội.
GS. TSKH Trần Duy Quý, Ban chủ nhiệm chương trình cho biết, qua 5 năm triển khai (2006-2010), đã có nhiều sản phẩm đã được chuyển giao ứng dụng và thương mại hóa.
Có thể kể ra như: đề tài KC.04.23/06- 10, đã nhận được bằng sáng chế của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và 1 giải pháp được xét nhận đơn đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT Hoa Kỳ USPTO. Hay sản phẩm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu bò của dự án KC.04.DA07/06- 10 không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất sang Campuchia. Công nghệ khí canh với các bộ khí canh nhỏ đã được áp dụng trong nhân giống sạch bệnh các cây trồng và đã tạo ra mô hình công nghiệp sinh học với dây chuyền bán tự động quy mô 1000m2 công suất 1triệu củ/năm, 1000 cây/m2 trong nhân giống và sản xuất giống khoai tây…
Ngoài ra, một số sản phẩm công nghệ thiết bị được tạo ra trong chương trình đã bước đầu thay thế các sản phẩm trước đây phải nhập nội như: hệ thống thiết bị và công nghệ xủ lý kị khí tự động hóa nước thải công nghiệp thực phẩm; các giống hoa lan Hồ điệp được sản xuất trên quy mô công nghiêp; bộ KIT giám định gene ; enzym phytaza bổ sung vào thức ăn chăn nuôi…
Được biết, năm 2012 chương trình sẽ tiếp tục theo hương ứng dụng và phát triển công nghệ của nền công nghệ sinh học và tiếp tục nghiên cứu sâu những công nghệ nền để định hướng ứng dụng trong tương lai.
Theo baodatviet.vn