Thành tựu nghiên cứu này đang được triển khai và mở rộng trên toàn cầu với hy vọng có thể loại trừ hoàn toàn bệnh cúm trên toàn cầu trong tương lai gần.
Công báo của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ sẽ phát hành cuối tuần này cho biết nhóm các nhà khoa học ở Bệnh viện trẻ em Boston đã phát triển kháng thể được đặt tên là CH65 có thể bao vây và vô hiệu hoá hoàn toàn khả năng lẩn tránh của các chủng virus cúm đối với miễn dịch của con người.
Kháng thể này có thể bắt chước các chức năng đột phá vào tế bào người của các chủng virus cúm, nhờ đó có thể giúp các nhà nghiên cứu chỉ cần điều chỉnh nhỏ vaccine chống cúm nhưng đạt hiệu quả cao nhất trong phòng chống cúm hiện hành. Phát hiện mới này làm giảm nhu cầu phát triển, sản xuất và phân phối các loại vaccine chống cúm trong mỗi mùa dịch cúm hàng năm.
Tiến sĩ Stephen C. Harrison, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết cứ qua mỗi mùa dịch cúm, 2 thành phần quan trọng nhất của vỏ bọc ngoài của virus cúm là neuraminidase và hemagglutinin lại biến đổi giúp chúng lẩn tránh được miễn dịch đã được tạo ra trong cơ thể người đã bị mắc cúm trước đó.
Vì vậy, ngành y tế thế giới sau mỗi mùa cúm phải mất tới ít nhất 7 tháng phát triển loại vaccine mới để phòng chống cúm cho mùa dịch cúm năm sau.
Thành tựu nghiên cứu này đang được triển khai và mở rộng trên toàn cầu với hy vọng có thể loại trừ hoàn toàn bệnh cúm trên toàn cầu trong tương lai gần.
Theo Mai Hằng/Chinhphu.vn